"Bây giờ tháng mấy rồi hả em?"
Anh chờ mãi, mùa Thu chưa kịp đến
Tháng Tám ơi…! sao mà nghe trìu mến
Để Thu sang, ta lót lá em nằm.
Tháng mấy rồi mà vẫn cứ xa xăm
Con chiền chiện chiều nay về bên đó
Ta muốn gửi những nụ hôn vào gió
Cho môi thơm ngắn lại đợi chờ.
Tháng Tám còn nguyên vẹn những vần thơ
Dấu chấm than(!) yêu, dấu gạch ngang(-) vời vợi
Dấu hỏi(?) cong vòng vào nhau chới với
Dấu lững dòng(…) cho hai đứa nghĩ suy…
Tháng Tám về… rồi tháng mấy Thu đi?
Ta ở lại hóa thành mây lữ thứ
Chiều hoang hoải trôi về miền viễn xứ
Muốn cùng ai níu lại một bờ yêu.
Phút đợi chờ thăm thẳm biết bao nhiêu
Đếm ngược thời gian từng giây tí tách
Ngày mai sẽ ngắn dần thêm khoảng cách
Hỏi: “Bây giờ tháng mấy rồi hả em…?"
30.08.2013
Phan Hòa
Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013
Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013
CẢM ƠN MÙA THU
Em đỏng đảnh bên ta chiều phố biển
Tóc lòa xòa từng lọn sóng tình ru
Mắt biếc xanh, gợn bờ môi lơi lả
Nét huyền mi cong vút, đó là Thu !
Tà váy lụa trải lên bờ cỏ mịn
Đôi chân trần rót rén bước mộng du
Mảnh khăn voan chập chờn bay trong gió
Nụ hôn nồng tươi trẻ... đó là Thu !
Thu là em từ sau cơn Hồng Thủy
Em là Thu, khi sự sống hình thành
Để chiều nay Thu về lay tỉnh giấc
Nửa đời qua Thu ảo mộng mong manh.
Cảm ơn nhé! Thu và em trở lại
Đôi tay ngà giữ hộ quả tim si
Bao nhiêu năm cho hết chẳng còn gì
Trong thể xác... chỉ hồn thơ... ở lại...!
15.08.2013
Phan Hòa
Tóc lòa xòa từng lọn sóng tình ru
Mắt biếc xanh, gợn bờ môi lơi lả
Nét huyền mi cong vút, đó là Thu !
Tà váy lụa trải lên bờ cỏ mịn
Đôi chân trần rót rén bước mộng du
Mảnh khăn voan chập chờn bay trong gió
Nụ hôn nồng tươi trẻ... đó là Thu !
Thu là em từ sau cơn Hồng Thủy
Em là Thu, khi sự sống hình thành
Để chiều nay Thu về lay tỉnh giấc
Nửa đời qua Thu ảo mộng mong manh.
Cảm ơn nhé! Thu và em trở lại
Đôi tay ngà giữ hộ quả tim si
Bao nhiêu năm cho hết chẳng còn gì
Trong thể xác... chỉ hồn thơ... ở lại...!
Phan Hòa
CÂU HỎI KHÓ TRẢ LỜI
Ai thắp trăng vàng treo bến Nguyệt ?
Cho trần gian sáng ánh tinh khôi
Ai ươm hạt ngọc vào nhân nghĩa ?
Để đức tâm kia được nẩy chồi...
Muôn vạn đời đau còn chấp chới
Vô vàn chễm chệ ngủ trên ngôi
Trần gian phàm tục nên phàm tục
Người với người lo được mấy người?
Kẻ quẳng cục xương vào sọt rác
Người tìm chút mỡ bớt khô môi
Sao không san sẻ nhau mà sống ?
Mấy chục năm dư cũng một đời !
Ông gánh lúa về lưng trẹo quẻo
Bà bưng rau bán tính đồng côi
Có thằng ăn nhậu chưa đầy miệng
Đã tốn sơ sơ chục triệu rồi !
Vợ sợ chồng oan cân nẩy mực
Vào chùa cúi lạy Phật ba ngôi
Cúng dường tam bảo hàng trăm triệu
Cố giữ bền lâu cái chỗ ngồi.
Ôi, kẻ sâu dân, người mọt nước
Còn ta vô dụng phải đành thôi
Muốn khơi chút sáng vào nhân nghĩa
Mà vẫn đen thui tựa lọ nồi...!
15.08.2013
Phan Hòa
Cho trần gian sáng ánh tinh khôi
Ai ươm hạt ngọc vào nhân nghĩa ?
Để đức tâm kia được nẩy chồi...
Muôn vạn đời đau còn chấp chới
Vô vàn chễm chệ ngủ trên ngôi
Trần gian phàm tục nên phàm tục
Người với người lo được mấy người?
Kẻ quẳng cục xương vào sọt rác
Người tìm chút mỡ bớt khô môi
Sao không san sẻ nhau mà sống ?
Mấy chục năm dư cũng một đời !
Ông gánh lúa về lưng trẹo quẻo
Bà bưng rau bán tính đồng côi
Có thằng ăn nhậu chưa đầy miệng
Đã tốn sơ sơ chục triệu rồi !
Vợ sợ chồng oan cân nẩy mực
Vào chùa cúi lạy Phật ba ngôi
Cúng dường tam bảo hàng trăm triệu
Cố giữ bền lâu cái chỗ ngồi.
Ôi, kẻ sâu dân, người mọt nước
Còn ta vô dụng phải đành thôi
Muốn khơi chút sáng vào nhân nghĩa
Mà vẫn đen thui tựa lọ nồi...!
Phan Hòa
MƯA
Ngày kia mưa ngập Thủ Đô
Hôm qua mưa lại trở vô Sài Gòn
Sáng nay đang giấc ngủ ngon
Mưa về vỗ nhẹ: - "Bạn còn ngủ sao ?"
Nghe trên mái ngói rì rào
Thì ra mưa đã ghé vào Quy Nhơn !
Nhẹ nhàng đổ xuống từng cơn
Trời đang gội rửa giận hờn thế gian ?
Tiếng mưa thánh thót cung đàn
Ru ta vào cõi mơn man tình nồng
Nằm đưa cánh võng bềnh bồng
Bên hiên từng hạt mưa hồng tỉ tê.
Mưa dài, mưa mãi... lê thê
Trong lòng ướt đẫm dầm dề giấc yêu.
Ngoài kia mưa ngã sang chiều
Để mây hôn gió bao nhiêu thì vừa ?
Hỏi rằng em đã về chưa
Mà Thu chợt khát thèm mưa Ngâu rồi...?
12.08.2013
Phan Hòa
MÙA THU ĐANG TRẺ LẠI
Đi bên em giữa Mùa Thu hạnh phúc
Vườn thương yêu hoa cúc đã nở vàng
Chim Ô về đang bắt nhịp cầu sang
Sông Ngân lạnh nối hai bờ nỗi nhớ!
Đi bên em giữa Mùa Thu bỡ ngỡ
Chợt thẹn thùng như thuở mới đôi mươi
Vết chân chim trên đuôi mắt rạng ngời
Mờ nhạt hẳn bởi môi cười sóng sánh
Đi bên em giữa Mùa Thu lóng lánh
Tiếng thùy dương run rẩy vỗ hôn bờ
Sóng biển tình trổi nhịp những vần thơ
Đem khao khát tràn trề lên ghềnh đá.
Đi bên em giữa Mùa Thu thay lá
Dòng sông quê ru khẽ giấc mơ chiều
Hơn nửa đời cảm nhận được tình yêu
Hay có phải: Mùa Thu đang trẻ lại...?
08.08.2013
Phan Hòa
Vườn thương yêu hoa cúc đã nở vàng
Chim Ô về đang bắt nhịp cầu sang
Sông Ngân lạnh nối hai bờ nỗi nhớ!
Đi bên em giữa Mùa Thu bỡ ngỡ
Chợt thẹn thùng như thuở mới đôi mươi
Vết chân chim trên đuôi mắt rạng ngời
Mờ nhạt hẳn bởi môi cười sóng sánh
Đi bên em giữa Mùa Thu lóng lánh
Tiếng thùy dương run rẩy vỗ hôn bờ
Sóng biển tình trổi nhịp những vần thơ
Đem khao khát tràn trề lên ghềnh đá.
Đi bên em giữa Mùa Thu thay lá
Dòng sông quê ru khẽ giấc mơ chiều
Hơn nửa đời cảm nhận được tình yêu
Hay có phải: Mùa Thu đang trẻ lại...?
Phan Hòa
LẶNG LẼ CHIỀU THU
Bên hiên lặng lẽ song chiều
Lối xưa lá rụng xuống đìu hiu Thu
Đã từng chân bước lãng du
Mà chưa dứt nổi tiếng ru tơ lòng.
Nửa đời hư thực chờ mong
Ngồi gom lá úa mơ mòng bóng ai
Thu về... rồi sẽ Thu phai
Ngày Đông lại đến u hoài tháng năm.
Người còn đâu tận xa xăm
Chỉ mình ta vẫn đang cằm cụi mơ
Trải lòng lên những vần thơ
Gió se se lạnh, buồn lơ ngơ buồn...
Phan Hòa
CÁNH VÕNG BÌNH YÊN
Ai đem gió thả lên trời ?
Mặc cho gió xé rã rời mây đau
Ai tô lên núi mảng màu
Mà hoàng hôn nhuộm tím nhàu thời gian ?
Ai vừa tách bến đò ngang ?
Để dòng sông lặng mơ màng khóc Thu.
Ta về nhặt lại lời ru
Mắc vào cánh võng nằm đu đưa tình
Níu trăng đắp nhẹ lên mình
Tìm trong giấc ngủ những bình yên xưa...
03.08.2013
Phan Hòa
MÙA THU CHO EM
Tháng Tám về, anh đón đợi Mùa Thu
Không muốn giữ riêng - tặng em một nửa
Căng sợi nhớ cắt đều cho em lựa
Hai nửa cân bằng: Nặng, nhẹ... như nhau.
Nửa của thời gian anh vẽ sắc màu
Trong xanh ngắt một nỗi niềm chờ đợi
Nửa nhớ thương trong lòng ta vời vợi
Sẽ tô bằng sắc tím bóng hoàng hôn...
Nửa yêu thương rơi chạm đáy tâm hồn
Màu lá vàng lao xao chờ em đến
Nửa của hoài mong, khát khao triều mến
Sắc đỏ hồng lóng lánh ánh pha lê.
Mùa Thu cho em - đẹp tựa bài thơ
Có lễ Vu Lan đáp đền ơn Mẹ
Có tết Trung Thu đèn lồng cho trẻ
Có chuyện tình: Chức Nữ gặp Ngưu Lang.
Đã lâu rồi, anh ngóng đợi Thu sang
Gói cả trời Ngâu chờ em về đó
Một nửa Mùa Thu để ta cùng có
Hai mảnh đời - Ghép lại một tình yêu...
01.08.2013
Phan Hòa
Không muốn giữ riêng - tặng em một nửa
Căng sợi nhớ cắt đều cho em lựa
Hai nửa cân bằng: Nặng, nhẹ... như nhau.
Nửa của thời gian anh vẽ sắc màu
Trong xanh ngắt một nỗi niềm chờ đợi
Nửa nhớ thương trong lòng ta vời vợi
Sẽ tô bằng sắc tím bóng hoàng hôn...
Nửa yêu thương rơi chạm đáy tâm hồn
Màu lá vàng lao xao chờ em đến
Nửa của hoài mong, khát khao triều mến
Sắc đỏ hồng lóng lánh ánh pha lê.
Mùa Thu cho em - đẹp tựa bài thơ
Có lễ Vu Lan đáp đền ơn Mẹ
Có tết Trung Thu đèn lồng cho trẻ
Có chuyện tình: Chức Nữ gặp Ngưu Lang.
Đã lâu rồi, anh ngóng đợi Thu sang
Gói cả trời Ngâu chờ em về đó
Một nửa Mùa Thu để ta cùng có
Hai mảnh đời - Ghép lại một tình yêu...
01.08.2013
Phan Hòa
VĂN TẾ KHÓC CHO DÒNG THỜI GIAN
Giã từ Tháng Bảy đón Thu sang
Cởi áo phong sương nhặt lá vàng
Tìm giữa mênh mông màu dĩ vãng
Một thời ngạo nghễ những vinh quang.
Xuân, Hạ, Thu, Đông - có bốn mùa
Đời người đến lúc phải già nua
Nhìn Thu khắc khoải dòng di chúc
Biết sẽ Đông tàn khóc tiễn đưa...
Khuyên ai...? còn nợ những ân tình
Hãy trả xong đời chữ nhục vinh
Cải hối, từ tâm... mà nhắm mắt
Cho hồn nhẹ lướt cõi phiêu linh..
Thong dong một chiếc lá Thu chiều
Lặng lẽ trôi về bến tịch liêu
Đời dẫu phũ phàng, nhưng vẫn đẹp
Vì đời còn lắm những thương yêu...!
30.07.2013
Phan Hòa
Cởi áo phong sương nhặt lá vàng
Tìm giữa mênh mông màu dĩ vãng
Một thời ngạo nghễ những vinh quang.
Xuân, Hạ, Thu, Đông - có bốn mùa
Đời người đến lúc phải già nua
Nhìn Thu khắc khoải dòng di chúc
Biết sẽ Đông tàn khóc tiễn đưa...
Khuyên ai...? còn nợ những ân tình
Hãy trả xong đời chữ nhục vinh
Cải hối, từ tâm... mà nhắm mắt
Cho hồn nhẹ lướt cõi phiêu linh..
Thong dong một chiếc lá Thu chiều
Lặng lẽ trôi về bến tịch liêu
Đời dẫu phũ phàng, nhưng vẫn đẹp
Vì đời còn lắm những thương yêu...!
30.07.2013
Phan Hòa
NGÀY XƯA ƠI
Bốn thằng bạn ngày xưa mình đó
Vẫn thường hay gọi: nó, mầy, tao
Trèo lên cành phượng cao cao
Đơm hoa, hóng gió... lao xao trưa Hè
Khi chiều đến chia phe đánh trận
Cởi áo phơi, chỉ bận quần thôi!
Rượt nhau cho vã mồ hôi
Rồi ra sông bẻ bắp ngồi nướng ăn.
Mặt lọ lem, nhăn răng cười khẩy
Lại ôm nhau thằng đẩy, thằng xô
Lớn lên sông núi hải hồ
Mỗi thằng, mỗi ngã... lòng khô héo lòng...
Để bây giờ trông mong khắc khoải
Bạn bè xưa... "mầy" ở nơi đâu?
Về đây bắt ốc, thả câu
Một lần này nữa... vơi sầu trong "tao".
30.06.2013
Phan Hòa
KHI EM NGỦ
Khi em ngủ, anh là vì sao thức
Lặng lẽ gom mây lót ổ thiên đường
Gọi gió đi hoang bao mùa Hạ cũ
Trở về đây đan sợi, dệt tình thương…
Anh bận làm thơ, không thể ngồi hầu quạt
Nhưng chung quanh muôn vạn cánh thiên thần
Đang chấp chới thổi hồn lên điệu nhạc
Và khẽ khàng ru giấc ngủ mênh mông.
Khi em ngủ, anh viết thơ vào mộng
Em đọc rồi… môi mĩn nụ cười tươi
Có phải trong mơ mới nghiệm ra điều chân thật
Nên đồng thau đâu thể lẫn vàng mười?
Em ngủ nhé! đêm còn dài một nửa
Anh còn đây một nửa dệt lời ru
Khúc ca dao đưa em về quê
Mẹ Mây lưng trời… cùng gió… hát vi vu…
06.2013
Phan Hòa
Lặng lẽ gom mây lót ổ thiên đường
Gọi gió đi hoang bao mùa Hạ cũ
Trở về đây đan sợi, dệt tình thương…
Anh bận làm thơ, không thể ngồi hầu quạt
Nhưng chung quanh muôn vạn cánh thiên thần
Đang chấp chới thổi hồn lên điệu nhạc
Và khẽ khàng ru giấc ngủ mênh mông.
Khi em ngủ, anh viết thơ vào mộng
Em đọc rồi… môi mĩn nụ cười tươi
Có phải trong mơ mới nghiệm ra điều chân thật
Nên đồng thau đâu thể lẫn vàng mười?
Em ngủ nhé! đêm còn dài một nửa
Anh còn đây một nửa dệt lời ru
Khúc ca dao đưa em về quê
Mẹ Mây lưng trời… cùng gió… hát vi vu…
06.2013
Phan Hòa
Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013
Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013
MÙA HOA GẠO RỤNG
Tháng Tư về nhớ lắm chuyện ngày xưa
Đỏ rực bên sông những chùm hoa gạo
Vẫn tươi rói, nguyên si như màu áo
Em bâng khuâng… cô thôn nữ dịu dàng
Tháng Tư vừa chớm bóng Hè sang
Con ve sầu nhả thơ trên cành phượng
Thương nhớ quá một thời tơ tưởng
Chuyền tay nhau trang nhật ký học trò…
Dẫu bây giờ còn nhiều việc để mà lo
Vẫn lén giấu nồng nàn trong suy nghĩ
Hương hoa gạo bên lòng thủ thĩ
Giục ta về ký ức chuyện ngày qua
Kỷ niệm nào rồi cũng sẽ đi xa
Em lặng lẽ bước qua thời con gái
Chùm hoa gạo của một mùa xa ngái
Chợt quay về đỏ thắm nụ môi xưa…
Phan Hòa
Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013
BÀI THƠ VỀ MẸ
MẸ ƠI...
Hôm nay: Mùng Tám, Tháng Ba
Tôi xin viết bài thơ về Mẹ
Dẫu trong tôi ngày nào cũng thế
Cả một đời ghi khắc Mẹ ơi…
Cả một đời hiện hữu trong tôi
Tiếng hát ru bên vành nôi bé bỏng
Dáng Người đứng canh nơi đầu võng
Len lén nhìn...
Mong gặp nụ cười con nở trong mơ.
Đọng mãi bây giờ tôi với tuổi thơ
Mẹ đi chợ bán rau
Một thằng bé ngồi bên hiên nhà chờ đợi
Bởi lúc sáng Mẹ nói hôm nay sẽ mua cho con áo mới
Nhưng giấu thôi,
Sợ hai chị biết sẽ phân bì.
Tôi lớn dần.. và Mẹ cũng chứng kiến những cuộc chia ly
Các chị có chồng xa, tôi lên đường nhập ngũ
Một bóng Mẹ vẫn từng ngày lam lũ
Bên vườn rau hoa cải nở bao mùa.
Trời Miền Trung xao xác tiếng gà trưa
Từng đợt gió Lào khô, mùa mưa dầm cả tháng
Những nếp nhăn hằn sâu trên vầng trán
Tóc Mẹ dần điểm bạc ánh sương pha...
Như dòng sông quê vẫn chảy hiền hòa
Gom góp lại chút phù sa nuôi đất
Có phải Mẹ: một đời ong chiết mật
Dáng khom còng bên mấy luống rau non...?
Hơn nửa đời, tôi bỗng hóa trẻ con
Chiều nay vội chạy ùa về bên Mẹ
Mẹ ơi Mẹ, hãy ở lại cùng con mãi nhé
Sợ mất Người… - Con sợ mất lời ru…
Phan Hòa
Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013
Nơi lưu giữ những vần thơ...: CHÚC MỪNG NGÀY 8/3
Nơi lưu giữ những vần thơ...: CHÚC MỪNG NGÀY 8/3: MƯỜI BÔNG HỒNG CHO NGÀY 8/3 (Viết tặng một nửa thế giới và xin niệm tình tha mạng trong ngày 8/3) Một bông anh tặng chữ xin...
CHÚC MỪNG NGÀY 8/3
MƯỜI BÔNG HỒNG CHO NGÀY 8/3
(Viết tặng một nửa thế giới và xin niệm tình tha mạng trong ngày 8/3)
Một bông anh tặng chữ xinh
Cho em nét đẹp lung linh rạng ngời
Như cô tiên nữ trên trời
Nàng Xuân giáng thế cùng người trần gian.
Hai bông kết tám chữ vàng
Đảm đang, trung hậu… để chàng say mê.
Ba bông son sắc hẹn thề
Nghĩa tình trọn vẹn chung bề đắp xây.
Bốn bông câu chúc sum vầy
Gia đình, bè bạn… cùng quây quanh mình.
Năm bông anh gửi chút tình
Yêu thương nồng ấm cho mình với ta.
Sáu bông là một món quà
Tặng cho ngày Tám, tháng Ba đến rồi.
Bảy bông nhờ gió xa xôi
Tô hồng lên nét son môi đợi chờ.
Tám bông anh kết lời thơ
Cho em ngào ngạt hương mơ với đời.
Chín bông không tiếc vạn lời
Khen em sắc nước, hương trời đẹp thay.
Mười bông nâng chén rượu này
Cụng ly uống cạn giọt say ngất tình…
06.03.2013
Phan Hòa
Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013
GIẤC MƠ ĐÊM BA MƯƠI
Xuân mỏng mảnh, rơi trên cành Như ý!
Ta ngắt cánh Xuân, cắm giữa đời mình
Nghe hương Tết về trong lồng ngực
Nụ hoa đào mòng mọng môi xinh...
Chiều Ba Mươi, phố phường dấp lối
Ta đưa em đi lễ Phật cầu hiền
Khoảng lặng chìm giữa chốn linh thiêng
Yêu chân thật cháy bùng hương khói.
Tất tả cùng em, đêm trôi rất vội
Phút giao thừa mình hướng vào nhau
Từ bây giờ và mãi mãi ngàn sau
Lời cầu nguyện xin ơn trời chứng giám.
Cành Xuân mỏng đời em vừa khẽ chạm
Rung biển lòng, sóng ngập lời thơ
Đêm Ba Mươi, không ngủ mà mơ
Ừ, mới hiểu hai ta... là thật!
(Hi... sáng Mùng Một ngủ dậy mới biết mình mơ)
Phan Hòa
Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013
NGUYÊN TIÊU - QUY NHƠN
Quy Nhơn – thành phố thi ca
Vầng trăng chải tóc mượt mà cung mây
Nguyên Tiêu, mời bạn về đây
Nằm nghe biển hát tình ngây ngất tình
Quy Nhơn – thành phố đẹp xinh
Thi Nhân tạo dáng in hình vào trăng
Ai đem thơ thả cung Hằng
Mà mưa thượng giới, mưa giăng xuống trần ?
Lệ rơi lên tấm mộ phần
Giúp người bạc mệnh nguôi dần tình xưa…
Rằm Tháng Giêng – 2013
Phan Hòa
Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013
TRÁI CHÍN TÌNH YÊU
Anh rưới nắng pha lê,
Tắm hồn mây lãng đãng
Nỗi niềm yêu dĩ vãng
Chợt về… hôn môi ai...?
Tình yêu thời vụng dại
Nụ hôn mãi thẩn thờ
Chiếc giỏ xe huyền thoại
Cánh phượng hồng ngu ngơ.
Ôi, từ đâu em đến?
Rót giọt tình… anh say
Quên niềm đau một thuở
Xin trả đời hương cay.
Thuyền mơ chiều tím biếc
Cập bến bờ tơ duyên
Trái tình yêu vừa chín
Rụng xuống miền vô biên…
Anh bơi vào trong sóng
Ôm trái yêu ngập lòng
Em ngóng chờ trên bến,
Trút nỗi niềm ra đong.
Phan Hòa
Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013
THẢ TÌNH LỜ LỮNG DÒNG HƯƠNG
Ta đã về đây với Huế thương!
Thả tình lờ lững bến sông Hương
Vân Lâu còn đợi người câu cá
Thiên Mụ, chùa xa mấy dặm đường…?
Anh dắt em về ngang Đập Đá
Gọi đò sang dạo chợ Đông Ba,
Nón bài thơ tặng người Thôn Vỹ
Để “nắng hàng cau…”* bớt nhạt nhòa...
Lao xao, Hạ đón mùa Thu mới
Cài tóc hoa xưa đỏ đỏ hồng,
Phượng rụng bên chiều tim tím biếc
Áo dài tha thướt dọc triền sông…
Câu hò mái đẩy, đêm vời vợi
Thuyền lặng lờ trôi lững thững chèo
Khách vãng lai còn xuôi bến mộng
Tiếng cười khua động nước trong veo!
Tràng Tiền mấy nhịp? ai còn nhớ…!
“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”*
Dang díu đời thơ đành vướng nợ
Ai người xứ Huế để trao duyên?
Rồng nằm phủ phục bên cung điện
Đã mấy mùa qua chẳng nhập triều
- Thôi để em thay Hoàng Hậu nhé
Gọi anh bằng một tiếng: Vua yêu...
Phan Hòa
Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013
Đi tìm ngày lễ tình nhân - Phan Hòa
ĐI TÌM NGÀY LỄ TÌNH NHÂN
Tôi đi tìm ngày lễ Valentine
Nơi sắc cấm của ông hoàng La Mã
Nhưng chẳng thấy bóng hình mình đâu cả
Chỉ có ánh hào quang từ những cặp tình nhân.
Ngày của tôi đâu? Hình như chẳng có
Biết tặng cho ai dù chỉ một bông hồng?
Nghe thoang thoảng bên đời hiu quạnh
Hương vị sôcôla chua, đắng... mặn nồng.
Tôi đi tìm tôi trong ngày lễ thánh
Bắt gặp những sinh linh bè bạn ngày xưa
Đứa tha thẩn đi tìm hoa lan tím
Đứa một mình ngồi viết dưới chiều mưa.
Bức thư tình từ nơi trận địa
Lính giao bưu có chuyển được bao giờ
Ngày lễ tình yêu chỉ có mùi thuốc súng
Và bông hồng được tặng chỉ là mơ.
Tôi đi tìm ai trong ngày Mười Bốn
Của Tháng Hai nhộn nhịp lễ yêu này?
Không còn nữa một thời để nhớ
Khi trên đầu, tóc đã điểm sương mây.
Có một ngày thiên hạ gọi: Black Day*
Lễ tình nhân đen vô cùng đặc biệt
Ai đã từng yêu nhưng chưa bao giờ được biết
Hương vị “tình nhân” thơm, ngọt thế nào?
Tôi đi tìm em giữa những vì sao
Chưa nhấp nháy trong ngày Mười Bốn
Ta sẽ dìu nhau rời xa miền hỗn độn
Về lại nơi xưa như một thuở tình đầu
Ừ, em nhé! mình về nơi dĩ vãng
Tình chưa trao nhưng mắt đã thay lời
Cành phượng đỏ trong giỏ xe huyền thoại
Áo dài bay trắng lóa mộng chiều rơi!
Cho một chút trinh nguyên trong ngày lễ nhé
Ta cùng em gột rửa mọi niềm đau
Ôm quá khứ làm hành trang lặng lẽ
Với đồng đội xưa xin cuối mặt nguyện cầu…
Phan Hòa
Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013
TIẾC XUÂN
Xuân còn chao đảo giữa cơn say
Tết đã đi qua được mấy ngày
Lối cũ mơ màng bên vạt nắng
Đường xưa ủ rũ dưới tàng cây
Mai không kịp nở chùm hoa cuối
Đào chẳng chờ ươm chiếc nụ dày
Luyến tiếc nàng Xuân đi vội quá
Chợt buồn... như đứa trẻ thơ ngây...
Mùng Ba, Quý Tỵ
Phan Hòa
Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013
MƯA XUÂN
Xuân treo lơ lững giữa tầng không
Đổ xuống nhân gian hóa rượu nồng
Uống chén tao phùng mừng chị rắn
Nâng ly tiễn biệt chúc anh rồng
Vào trang Log-pot bao người đợi
Nối mạng Ya-hù mấy kẻ trông
Lát đát mưa Xuân về lối cũ
Chợt nghe khao khát nụ môi hồng...
Mùng Hai, Quý Tỵ
Phan Hòa
Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013
KHAI BÚT ĐẦU NĂM
Quẳng gánh âu lo vào xó xỉnh
Trồng cây Nhân Nghĩa trước hiên nhà
Đem lòng Đức độ vào chăm tưới
Phúc Lộc – mai này sẽ trổ hoa…
Sáng mùng một - Quý Tỵ
Phan Hòa
Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013
CÂY NÊU...
Ta như cây nêu đầu ngõ nhà em...?
Mùng một, còn xanh lá.
Rồi khô dần
Rụng... khẳng khiu...
Xuân này,
Em đã bao nhiêu?
Vẫn tươi rói cánh hồng mơ ước.
Ngày từng ngày
Đưa chân em bước,
Tà áo dài
Tha thướt
Cùng Xuân!
Ngang qua,
Đôi lúc ngập ngừng...
Ngước nhìn ta: cây nêu đầu ngõ.
Rồi... bình thản
Như là không có
Một cây nêu,
Ai...?
Vô tình
Cắm trước cổng
Nhà em...
Phan Hòa
Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013
XUÂN
(Độc vận)
Mai đào nở rộ giữa vườn xuân
Đất nước tưng bừng vui đón xuân
Thôn xóm râm ran người tảo mộ
Phố phường tấp nập kẻ du xuân
Cây nêu trước cổng ươm màu tết
Chậu quýt trong nhà đẫm sắc xuân
Uống chén rượu mừng say lướt khướt
Tìm người để tặng khúc thơ xuân...
06.02.2013
Phan Hòa
Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013
3 LY RƯỢU CUỐI NĂM
Ta bâng khuâng lật dòng thơ cũ
Ngẫm sự đời qua một năm nay
Tự mình rót, tự mình say
Uống thế thái vào môi nghe lờ lợ...
Ly thứ nhất: Trò đời như buổi chợ
Kẻ bán buôn, lừa phỉnh cùng nhau
Vung dao thớt không ngại lòng đau
Nâng dối giá, móc câu người lương thiện!
Ly thứ hai: Tình như cơn nghiện
Lúc khát thèm, xin xỏ, mượn vay
Không ngại ngùng cuối mặt, chìa tay
Khi no đủ buông lời mai mỉa!
Ly thứ ba: Tiền tài nhân nghĩa
Mỏng như sương và bạc tựa như vôi
Lúc không tiền người ở xa xôi
Khi đầy túi quẩn quanh nhiều kẻ đến!
Say...
Phan Hòa
Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013
TẢN MẠN CUỐI NĂM
Một năm nữa sắp sửa đi qua, mùa Xuân đến với ta một nửa. Một nửa thôi nhưng đã bao lần chọn lựa: Em – cuộc đời này… và tồn tại những vần thơ.
Khi mái tóc điểm giữa hai màu, anh bỗng thích những cơn mơ, trang lưu bút và những cành hoa phượng… Yêu đấy ư? Anh tự hỏi lòng hay là do mình tơ tưởng? mà cứ nằm mơ nghe đâu đó giọng em cười.
Em còn nhớ không? Có những lần mình nghỉ học để rong chơi, buổi sáng hôm sau, thầy dò bài em không thuộc. Em về chỗ cuối đầu ngồi khóc mướt, anh lại giận mình và hứa không bao giờ để cho em buồn như thế nữa đâu em.
Có một lần em bảo anh cứ xem, lời thơ ngỏ của một anh chàng học trên mình một lớp. Anh tự ái, không muốn xem đâu, nhưng trong lòng thì hồi hộp: Không biết những lời thơ kia có lay động lòng ai? Nhưng giờ ra chơi, em lại cứ nhắc anh hoài: Anh ngốc lắm, có người yêu xinh gái, không biết giữ thì liệu hồn anh đấy… Kẻo người ta đi, rồi lại tiếc ngẩn ngơ…
Thế là từ hôm ấy anh lại tập làm thơ, mỗi ngày viết cho em vài ba câu vớ vẩn. Em thích lắm dẫu biết những lời của anh chỉ là “thơ thẩn”, như “con cóc trong hang, con cóc nhảy ra”… Nhưng em vui vì được nhận quà, của một người mà mình thương, mình mến…
Rồi mùa chia tay cũng đến, em vào ngành sư phạm, còn anh thì vào Hải Sản Nha Trang. Ngày đầu vào xứ lạ lang thang, khu nhà trọ trong ga, bị kẻ gian chôm mất ba lô hành lý.
Anh trở về xung phong làm chiến sỹ, những ngày đêm trong rừng biên giới, anh chỉ biết làm tri kỷ với lời thơ, em động viên anh: luôn mãi đợi chờ. Dẫu núi cách, sông ngăn… mình sẽ vẫn gặp nhau bên bờ hạnh phúc. Nhưng dòng đời bến trong, bến đục. Nơi anh chỉ toàn là máu lẫn mồ hôi, còn hậu phương em nơi ấy xa xôi, luôn có bông hồng ngát môi hàm tiếu…
Để một ngày kia, giữa chiến trường xa anh chợt hiểu: bởi cuộc chiến tranh này, mà anh đành phải mất em thôi…
03.02.2013
Phan Hòa
MƯA CHIỀU CUỐI NĂM
Mưa chiều, tím quá nhớ xa ơi!
Lối cũ, đường xưa ướt rã rời
Muôn nỗi hiu buồn rơi đọng giọt,
Tơ trời giăng đắp cõi lòng tôi.
Em đi xa lắm buổi mưa chiều
Cơn gió Đông tàn chạnh hắt hiu,
Mấy giọt sầu vương rơi xuống đắng
Đường trần chiếc bóng ngã liêu xiêu.
Những chiều Đông ấy đã xa chưa?
Gác nhỏ mình anh đếm tiếng mưa
Chờ đợi... mõi mòn môi mắt ấy
Tay lùa lên tóc thuở xa xưa...
Anh về dựng quán giữa lều mây
Bán cái duyên thơ lỡ dỡ này
Một nửa đời mưa, người mặc cả
Nửa còn không nắng để phơi đây
Thôi đừng mưa nữa nhé chiều ơi!
Tí tách làm chi nẫu cả đời
Mây kéo mưa về ngang xóm vắng
Tím buồn xơ xác giậu mồng tơi.
Về đâu, dáng ngọc ngày xưa hỡi?
Cho nẻo thương sầu trọ quán anh
Mưa vẫn chiều rơi, chiều vẫn nhớ...
Một người đi mãi... một người mong.
Phan Hòa
Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013
VỀ BẾN HẠ
Có người con gái ngày xưa
Hôm nay về thăm Bến Hạ
Nón nghiêng che hồng đôi má
Nhớ thời áo trắng thân thương...!
Mây trôi bên trời Hạ tím
Phượng hồng rụng xuống chiều xanh
Mắt tuyền đen láy long lanh
Em nhìn về đâu luyến tiếc...
Nhớ, đau nỗi niềm da diết
Ngày xưa đứng trước cổng trường,
Đợi chờ tiếng trống yêu thương
Thịch thùng vừa tan buổi học.
Lối xưa gió đùa mái tóc
Tung tăng vạt áo dài bay,
Tay mình, ai nắm bàn tay
Níu em một thời con gái...
Nắng non qua miền trẻ dại
Mà tình trắng tựa như mây,
Long lanh những giọt mưa đầy
Ắp lên cánh đồng tháng Sáu...
Duyên xưa về đây nương náu
Đậu cành hoa gạo ven sông,
Chói chan từng vệt đỏ hồng
Trên nền trời xanh thăm thẳm
Đưa nhau bên đời vạn dặm
Vẫn về tắm Hạ chiều thơ,
Đi tìm một xíu ngu ngơ
Để khôn cả đời thiếu nữ...
Phan Hòa
Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013
VIẾNG MỘ HÀN MẶC TỬ
Vô tình ghé lại vườn khuya
Thôi miên trước tấm mộ bia khấn thầm
Tâm tư lạc cõi thinh âm
Tưởng nghe bên dốc Mộng Cầm khóc thơ ...!
Rồi mai nhân ảnh phai mờ
Vẫn còn vọng Nguyệt bên bờ sông Trăng
Hàn ơi, có nhớ hay chăng?
Những đêm giông gió Chị Hằng về đây
Gối tay lên giấc mơ này
Mà nghe hương tóc xõa mây lưng trời
Tình thơ rúng động lòng người
Biết đâu ta cũng rã rời cùng trăng...!
Phan Hòa
Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013
VỊNH CÁI THƠ CUỐI NĂM...
Ta đưa tay lật tờ lịch mới
Nhẹ nhàng thôi đau lắm một đời người
Nhớ hôm nào còn bỏ học rong chơi
Mẹ chỉ nhịp chiếc roi vào mông quần... bật khóc…
Thấm thoát đã hơn nữa đường lăn lóc
Từ khói súng đạn bom, nguyên vẹn trở về
Những tưởng rằng đời sẽ đẹp như mơ
Sao lại viết những lời thơ quằn quại.
Ở ngoài kia vẫn muôn vàn êm ái
Nhộn nhịp cười vui, môi mĩn nụ hồng
Người hẹn người: chờ đợi ngóng trông
Bạn gặp bạn: say lòng cởi mở.
Ta vẫn thế, hơn nữa đời vẫn thế!
Không biết cúi mình nên xếp bảo về thôi
Không tham quan nên chẳng có ghế ngồi
Hay nói thật, lỡ đụng người trên trước.
Ừ, dẫu thế, nhưng biết làm sao được…?
Chiếc roi xưa Mẹ nhịp dạy từng lời
Sống trên đời đừng làm chuyện tanh hôi
Nghèo một chút, nhưng nghèo mà cho sạch
Thơm càng nhiều dẫu áo kia có rách
Sống thẳng ngay là sống bởi nhiều người
Nịnh hót đem về danh lợi bản thân thôi
Điều Mẹ dặn... cái đánh còn đau sao chẳng nhớ?
Cũng có lúc trong lòng ta lưỡng lợ
Nghèo như mình sao đền đáp Mẹ Cha?
Rồi tự trả lời cho câu hỏi đã đặt ra
Sai lời dặn Mẹ Cha mới là đứa con bất hiểu.
Lật tờ lịch lần này nhủ lòng ta phải hiểu
Sang năm rồi cố bương chải làm ăn
Cuộc khủng hoảng còn dài, kinh tế lại khó khăn
Nhưng phải vượt...
Vượt! vượt! vượt...!
Như đã vượt sông Mê Kông để mang về chiến thắng…!
Hehe...
29/12/2012
Phan Hòa
KHẼ GỌI NÀNG XUÂN
Nàng Xuân ơi hỡi! Hỡi nàng Xuân
Hãy xuống chung vui với khách trần!
Đất Việt nghìn năm văn hiến đỏ,
Trời Nam vạn thuở núi sông xanh.
Người xây hạnh phúc ngời tên tuổi
Kẻ dựng cơ đồ rạng rỡ danh
Tiên cảnh, trần gian giờ chỉ một
Thiên đường - hạ giới đẹp như tranh.
Phan Hòa
Hãy xuống chung vui với khách trần!
Đất Việt nghìn năm văn hiến đỏ,
Trời Nam vạn thuở núi sông xanh.
Người xây hạnh phúc ngời tên tuổi
Kẻ dựng cơ đồ rạng rỡ danh
Tiên cảnh, trần gian giờ chỉ một
Thiên đường - hạ giới đẹp như tranh.
Phan Hòa
Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013
HOA THẮM CHẲNG CÀI
Thơ: Phan Hòa, Phổ nhạc và trình bày: Cẫm Hà
Hoa thắm em cài trên tóc mây
Lối xưa rời rạc bóng trăng gầy
Chiều rơi tím biếc buồn hoang dại
Vườn cũ phủ phàng hương cỏ may.
Em đi má đỏ tươi màu phấn
Nhốt nỗi hiu sầu trọ quán anh
Ngớ ngẩn hồn say vừa rụng xuống
Men tình từng giọt nhỏ mong manh.
Thu chìm quạnh quẻ đáy hoàng hôn
Ai giết trong anh mất nửa hồn
Nửa hồn sống dở bao ngày nữa
Để chẳng bao giờ biết lớn khôn.
Hoa thắm chẳng cài lên tóc ai?
Câu thơ trằn trọc những đêm dài
Nhện giăng chằng chịt quanh đời mộng
Tiếc thuở tươi hồng đã mốt mai
Gởi thơ, gởi nắng, gởi hoa vàng
Gởi cả linh hồn yêu dỡ dang
Em hãy mang theo tà áo đỏ
Ôm chiều thu quạnh bước sang ngang.
Hoa thắm em cài trên tóc mây
Lối xưa rời rạc bóng trăng gầy
Chiều rơi tím biếc buồn hoang dại
Vườn cũ phủ phàng hương cỏ may.
Em đi má đỏ tươi màu phấn
Nhốt nỗi hiu sầu trọ quán anh
Ngớ ngẩn hồn say vừa rụng xuống
Men tình từng giọt nhỏ mong manh.
Thu chìm quạnh quẻ đáy hoàng hôn
Ai giết trong anh mất nửa hồn
Nửa hồn sống dở bao ngày nữa
Để chẳng bao giờ biết lớn khôn.
Hoa thắm chẳng cài lên tóc ai?
Câu thơ trằn trọc những đêm dài
Nhện giăng chằng chịt quanh đời mộng
Tiếc thuở tươi hồng đã mốt mai
Gởi thơ, gởi nắng, gởi hoa vàng
Gởi cả linh hồn yêu dỡ dang
Em hãy mang theo tà áo đỏ
Ôm chiều thu quạnh bước sang ngang.
Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013
BỨC THƯ TÌNH CỦA LÍNH
Em thân yêu!
Anh viết cho em giữa buổi trời chiều,
Màu nắng ngã dài trên những cành cây trơ trọi.
Tiểu đội anh,
Cái tiểu đội mà em vẫn thường nghe nói,
Rất anh hùng trên điểm chốt biên cương.
Có hai thằng đang bị trọng thương,
Và một đứa đã nằm lại dọc đường lên chốt.
Chúng anh đều đang ở tuổi đời hai mốt,
Thằng Hùng đất Quảng, Vị Xuyên
Thằng Nam cuối miền Thuận Hải,
Thằng Duy Quảng Ngãi,
Thằng Khải Tuy Hòa,
Và chiều nay một chiếc ba lô,
Của thằng Long sẽ được đưa về Đà Nẵng.
Khi còn sống nó thường căn dặn:
Ngày thanh bình cho nó ghé lại Quy Nhơn,
Thăm bà chị có chồng đang ở tại Phước Sơn.
Em yêu quý!
Ở đây không có thời gian để ghi nhật ký,
Mai mốt nếu còn được về...
Anh sẽ kể em nghe
Chuyện Thằng Hùng đánh nổ một chiếc xe
Loại bọc thép tự hành của quân Trung Quốc.
Chuyện thằng Duy một mình đô vật
Với ba thằng giặc, súng tuốt lưỡi lê trần,
Và thằng Nam dụ địch đến gần,
Cho bảy đứa ăn luôn một quả.
Chỉ có chiến công của thằng Khải là hơi khác lạ,
Cởi quần dài cột mấy tù binh.
Em yêu ơi!
Cho anh xin, không kể chiến tích của mình
Để em đừng bao giờ biết
Bàn tay này đã vấy máu chiến chinh.
Anh muốn bàn tay anh,
Chỉ dành riêng để hái hoa hồng
Cài lên mái tóc người yêu nhỏ,
Cho thỏa lòng nhớ mong.
Thôi em ơi!
Đó những vần thơ lính,
Viết cho em giữa một giây yên tĩnh
Chúng anh được ngồi dưới chiến hào, nhấm nháp miếng lương khô,
Cũng có thể lát nữa đây nó sẽ hóa thành mồ,
Chôn chung tiểu đội.
Em yêu ơi, cho anh vạn lời xin lỗi
Vì bức thư tình chỉ nói đến chết chóc, đau thương.
Tha lỗi cho anh,
Bởi đây là gía trị máu xương,
Mong em cũng đừng quên những năm tháng bình yên nơi đó.
Cuộc sống màu xanh và tình yêu màu đỏ,
Có khi là màu trắng nửa em ơi,
Thư hôm nay vắng mất những lời
Tha thiết, ái ân như hồi còn đi học,
Em cứ đọc
Nhưng đừng bao giờ khóc
Hãy để dành cho hạnh phúc mai sau.
Ngày thanh bình khô lệ chúc mừng nhau
Ta mới hiểu đó thật là hạnh phúc.
Cho anh gởi về em muôn vàn câu cầu chúc
Với gia đình, bè bạn, quê hương...
Em hãy thay anh hôn dùm tất cả
Những cánh hoa me vừa rụng xuống sân trường.
Tạm biệt em,
Hẹn ngày trở lại
Dẫu rằng trên những cánh thư sau
Cho anh hôn lên môi người con gái,
Những nụ hôn như cái thuở ban đầu,
Và hãy cười lên này,
Người yêu của...
Anh yêu.
Phan Hòa
LỜI BÌNH CỦA BẠN phamtrungkien:
Cái tựa bài thơ đã gợi cho tôi một chút tò mò. Thư tình của lính chắc hẳn phải khác với thư tình của người bình thường? Khác bởi họ là …lính mà!
Với suy nghĩ đó, tôi hồ hởi đọc bài thơ. Càng đọc, tôi càng bị cuốn hút vào dòng chảy cuồn cuộn những cảm xúc vừa bi thương, vừa hào hùng của tác giả.
Dòng đầu tiên vẫn là lời xưng hô như bao lá thư tình khác mà những người yêu nhau vẫn thường viết cho nhau : “Em thân yêu!”
Nhưng sau lời xưng hô thân mật vốn rất quen thuộc ấy, nội dung lá thư lại làm người đọc cảm thấy bất ngờ. Bất ngờ vì những điều tác giả nói với người yêu của mình không phải là những lời yêu đương nồng nàn tha thiết, không phải nỗi nhớ nhung cháy bỏng , không phải những kỷ niệm riêng tư giữa hai người được đem ra nhắc lại. Nội dung của lá thư, trước tiên, tác giả dành để kể về đồng đội của mình:
Em thân yêu!
Anh viết cho em giữa buổi trời chiều,
Màu nắng ngã dài trên những cành cây trơ trọi.
Tiểu đội anh,
Cái tiểu đội mà em vẫn thường nghe nói,
Rất anh hùng trên điểm chốt biên cương.
Có hai thằng đang bị trọng thương,
Và một đứa đã nằm lại dọc đường lên chốt.
Chúng anh đều đang ở tuổi đời hai mốt,
Thằng Hùng đất Quảng, Vị Xuyên
Thằng Nam cuối miền Thuận Hải,
Thằng Duy Quảng Ngãi,
Thằng Khải Tuy Hòa,
Và chiều nay một chiếc ba lô,
Của thằng Long sẽ được đưa về Đà Nẵng.
Khi còn sống nó thường căn dặn:
Ngày thanh bình cho nó ghé lại Quy Nhơn,
Thăm bà chị có chồng đang ở tại Phước Sơn.
Bối cảnh khi tác giả viết thư là vào “ giữa buổi trời chiều”, khi mà nắng đã “ngã dài trên những cành cây trơ trọi”. Hình ảnh “những cành cây trơ trọi” giúp người đọc hình dung ra một khung cảnh hoang tàn, đổ nát sau một cuộc ác chiến vừa diễn ra. Cái tiểu đội anh hùng của tác giả vừa trải qua một trận chiến đấu ác liệt với quân thù họ và cũng phải chịu tổn thất đau lòng:
Có hai thằng đang bị trọng thương,
Và một đứa đã nằm lại dọc đường lên chốt.
…
Và chiều nay một chiếc ba lô,
Của thằng Long sẽ được đưa về Đà Nẵng….
Những người bạn, người đồng chí, đồng đội của tác giả đã ngã xuống trong trận đánh vừa rồi. Họ, mỗi người một quê nhưng đã từng sống, chiến đấu cùng nhau trong một tiểu đội. Họ đã từng yêu thương, gắn bó với nhau hơn cả anh em ruột thịt trong nhà. Thế mà vừa mới đây thôi, nhiều người trong số họ đã ngã xuống ngay trước mắt tác giả.Họ ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ : “Chúng anh đều đang ở tuổi đời hai mốt,”
Tuổi 21 là lứa tuổi tươi đẹp nhất của đời người với biết bao hoài bão, ước mơ, hy vọng. Thế nhưng tất cả với họ đã ngừng lại, họ đã ra đi, đã ngã xuống vì Tổ Quốc thân yêu.
Họ ngã xuống sau khi đã lập được những chiến công hiển hách:
Em yêu quý!
Ở đây không có thời gian để ghi nhật ký,
Mai mốt nếu còn được về...
Anh sẽ kể em nghe
Chuyện Thằng Hùng đánh nổ một chiếc xe
Loại bọc thép tự hành của quân Trung Quốc.
Chuyện thằng Duy một mình đô vật
Với ba thằng giặc, súng tuốt lưỡi lê trần,
Và thằng Nam dụ địch đến gần,
Cho bảy đứa ăn luôn một quả.
Chỉ có chiến công của thằng Khải là hơi khác lạ,
Cởi quần dài cột mấy tù binh.
Tác giả kể về những chiến công của tiểu đội với giọng thật tự hào và trân trọng. Qua đoạn thơ, hình ảnh người lính hiện lên thật giản dị nhưng cũng thật oai hùng. Bằng lòng yêu nước, ý chí quật cường, họ đã chiến đấu với kẻ thù có vũ khí mạnh hơn mình nhiều và đã lập chiến công thật là vẻ vang. Trong chiến công chung của tiểu đội, có chiến công của tác giả. Thế nhưng:
Em yêu ơi!
Cho anh xin, không kể chiến tích của mình
Tác giả đã không kể về chiến tích của mình. Vì sao?
Để em đừng bao giờ biết
Bàn tay này đã vấy máu chiến chinh.
Anh muốn bàn tay anh,
Chỉ dành riêng để hái hoa hồng
Cài lên mái tóc người yêu nhỏ,
Cho thỏa lòng nhớ mong.
Ôi! Tâm hồn của người lính Việt Nam mới cao đẹp làm sao! Phận nam nhi, khi Tổ Quốc bị lâm nguy, những người trai trẻ đã xếp bút nghiên lên đường cầm súng giết giặc bảo vệ quê hương. Ra trận, là người lính, nhiệm vụ của họ là phải nổ súng tiêu diệt kẻ thù. Thế nhưng trong lòng họ có muốn thế đâu? Họ có muốn xả súng bắn giết ai đâu? Họ cảm thấy đau đớn khi bàn tay mình vấy máu đồng loại, cho dù đó là máu của kẻ thù. Bàn tay của họ chỉ muốn:
“Chỉ dành riêng để hái hoa hồng
Cài lên mái tóc người yêu nhỏ,”
Phải, bàn tay của họ chỉ muốn để đem lại tình yêu, hạnh phúc, chỉ dành để làm những cử chỉ yêu thương chứ ko phải để đi giết chóc. Thế nhưng họ vẫn phải làm cái việc mà họ ko hề muốn.
Thương quá đi thôi, những con người lỡ sinh trong thời chinh chiến. Bi kịch của chiến tranh chính là ở chỗ này đây. Đã là người lương thiện, ai cũng mong có một cuộc sống bình yên trong vòng tay ấm áp của gia đình, trong tình thương yêu của người thân và đồng loại. Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói:
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau…
Thế nhưng những thế lực bạo tàn không cho con người được sống trong bình yên và hạnh phúc. Chúng đã gây ra chiến tranh để con người phải bắn giết lẫn nhau. Chiến tranh và tình yêu là hai phạm trù hoàn toàn đối lập nhau. Nếu tình yêu là khởi nguồn của sự sống thì chiến tranh lại hủy diệt sự sống. Nếu tình yêu là biểu tượng của lòng nhân ái cao đẹp, của tính người thì chiến tranh là sự bạo tàn và vô nhân tính.
Theo tôi, khổ thơ này chính là điểm nhấn và là chủ đề cơ bản của cả bài thơ. Hình ảnh “hoa hồng” được tác giả sử dụng thật hay và đắt. Hoa hồng tượng trưng cho tình yêu và hạnh phúc. Trong khung cảnh hoang tàn, đổ nát và tanh nồng mùi máu, hình ảnh hoa hồng hiện lên như một quầng lửa lung linh của lòng nhân ái bao la. Với khổ thơ này, Phan Hòa đả lột tả được một cách đơn sơ nhưng đầy đủ nhất vẻ đẹp tâm hồn của người lính, tâm hồn của con người Việt Nam . Cho dù ngay cả khi phải cầm súng thì trong lòng họ vẫn thực sự căm ghét chiến tranh và luôn chứa chất khát vọng hòa bình.
Tôi chợt nhớ tới một câu trong bài “ Bài ca người lính” của Diệp Minh Tuyền : “ Mặc dù mình rất thích hoa hồng, kẻ thù buộc ta ôm cây súng…”
Con người Việt Nam ta là như thế đấy, luôn hiền hòa như củ sắn , củ khoai, luôn mong muốn được sống trong bình yên, hạnh phúc. Nhưng khi kẻ thù đến xâm lược thì họ sẵn sàng đứng lên chống lại một cách ngoan cường. Mặc dù vậy, trong sâu thẳm tâm hồn họ, vẫn là khát vọng hòa bình và lòng nhân ái thiết tha.
Chúng ta hãy nghe tác giả tâm sự tiếp với người yêu:
Thôi em ơi!
Đó những vần thơ lính,
Viết cho em giữa một giây yên tĩnh
Chúng anh được ngồi dưới chiến hào, nhấm nháp miếng lương khô,
Cũng có thể lát nữa đây nó sẽ hóa thành mồ,
Chôn chung tiểu đội.
Chàng trai viết thư cho người yêu trong khoảng trống giữa hai trận đánh. Cái phút giây yên tĩnh trên chiến trường giữa hai trận đánh mới đáng quý làm sao mà cũng đáng sợ làm sao! Tôi chưa từng đi lính nhưng tôi đã nghe nhiều người am hiểu về chiến trận nói rằng: Phút giậy yên tĩnh giữa hai trận đánh hoàn toàn không hề là những phút giây bình an, thư thái mà là những phút giây cực kỳ nặng nề và căng thẳng. Bởi sự im lặng trong khoảnh khắc đó là để báo trước một trận đánh mới diễn ra ác liệt hơn nhiều. Đó là sự im lặng bị bao trùm lên bởi sự nguy hiểm, chết chóc ko lường trước được. Thế nhưng, chính trong phút giây nặng nề đến ngột ngạt ấy, những người lính vẫn hết sức bình tĩnh “ngồi dưới chiến hào, nhấm nháp miếng lương khô” như chẳng có chuyện gì xảy ra cả mặc dù họ biết rằng:
Cũng có thể lát nữa đây nó sẽ hóa thành mồ,
Chôn chung tiểu đội.
Ôi! Các anh lính trẻ ơi! Sao các anh lại dũng cảm, ngoan cường đến vậy? Các anh biết rằng, chỉ chút nữa thôi, các anh có thể sẽ nằm xuống vĩnh viễn nơi này, thế nhưng các anh vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Có phải các anh không sợ chết? Không, các anh cũng là người, mà lại là những người đang lứa tuổi 20, các anh cũng muốn sống. Đã là con người, không ai lại không sợ chết cả. Thế nhưng các anh sẵn sàng đón nhận cái chết, đón nhận sự hy sinh chỉ vì các anh đã chiến đấu vì niềm tin, vì lý tưởng. Chỉ có vì lý tưởng, người ta mới dám đón nhận cái chết một cách bình thản như vậy. Thật đáng khâm phục biết bao!
Chút nữa đây, có thể người viết lá thư này cũng sẽ hy sinh. Nhưng anh không bận tâm đến điều ấy. Lời anh cất lên với người yêu thật ngọt ngào, tha thiết biết bao nhiêu:
Em yêu ơi, cho anh vạn lời xin lỗi
Vì bức thư tình chỉ nói đến chết chóc, đau thương.
Tha lỗi cho anh,
Bởi đây là gía trị máu xương,
Mong em cũng đừng quên những năm tháng bình yên nơi đó.
Phải, viết thư cho người yêu, người ta chỉ muốn nói những lời yêu thương nồng cháy chứ có ai muốn nói đến chết chóc bao giờ. Nhưng tác giả vẫn phải nói bởi tác giả muốn người yêu mình hiểu được rằng: Để có những năm tháng bình yên nơi quê nhà, bao máu xương đã đổ xuống nơi vùng biên cương của Tổ Quốc.
Cuộc sống màu xanh và tình yêu màu đỏ,
Có khi là màu trắng nữa em ơi,
Màu xanh tượng trưng cho sự sống, màu đỏ tượng trưng cho tình yêu. Thế nhưng tình yêu có khi phải mang màu trắng nữa. Bằng hình ảnh ẩn dụ, tác giả đã diễn tả được những điều mình muốn nói một cách thật sâu sắc. Màu trắng chính là màu của tang tóc, đau thương khi mà chiến tranh đã hủy diệt tình yêu, khi mà những trái tim yêu nóng bỏng của lứa tuổi hai mươi đã ra đi khi tuổi đời đẹp nhất. Bao người mẹ, người vợ, người con đã phải mang trên đầu mình vành khăn tang trắng khi người thân của họ ngã xuống giữa chiến trường. Thế đấy, sự bình yên của chúng ta luôn được đổi bằng máu, đúng như Tố Hữu đã nói : “Ai tính được giá một ngày xuân đẹp…”
Thư hôm nay vắng mất những lời
Tha thiết, ái ân như hồi còn đi học,
Âm điệu câu thơ như chùng xuống. Đọc hai câu này, lòng tôi cảm thấy rưng rưng…. Thương quá đi thôi, bi kịch của con người. Những anh chàng thư sinh với một cái đầu đầy hoài bão, ước mơ và một trái tim tràn đầy nhiệt huyết. Thế mà các anh đã bị chiến tranh cuốn vào guồng máy của nó với tất cả sự bạo tàn để rồi lá thư tình gửi cho người yêu cũng dính đầy mùi thuốc súng.
Thế nhưng, đọc khổ thơ tiếp theo, lòng tôi lại cảm thấy thư thái, trấn tĩnh hơn nhiều:
Em cứ đọc
Nhưng đừng bao giờ khóc
Hãy để dành cho hạnh phúc mai sau.
Ngày thanh bình khô lệ chúc mừng nhau
Ta mới hiểu đó thật là hạnh phúc.
Cho anh gởi về em muôn vàn câu cầu chúc
Với gia đình, bè bạn, quê hương...
Em hãy thay anh hôn dùm tất cả
Những cánh hoa me vừa rụng xuống sân trường.
Đây mới chính là bản chất của người lính Cụ Hồ, luôn yêu đời, lạc quan dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Sau khi kể cho người yêu nghe những gì mình và đồng đội vừa trải qua, chàng trai đã động viên, an ủi người yêu mình và khích lệ cô tin tưởng vào ngày thắng lợi, vào ngày mai tươi sáng với một cuộc sống bình yên và hạnh phúc. Hình ảnh : “Em hãy thay anh hôn dùm tất cả. Những cánh hoa me vừa rụng xuống sân trường” thật lãng mạn và đáng yêu vô cùng. Cái chủ nghĩa lãng mạn cách mạng đã thực sự ngấm sâu trong máu thịt của người lính giúp họ có một cái nhìn rất tích cực với cuộc sống xung quanh.
Tạm biệt em,
Hẹn ngày trở lại
Dẫu rằng trên những cánh thư sau
Cho anh hôn lên môi người con gái,
Những nụ hôn như cái thuở ban đầu,
Và hãy cười lên này,
Người yêu của...
Anh yêu!
Khổ cuối khép lại như một lời hẹn ước của tình yêu thắm nồng và chung thủy. Dù đang cận kề với cái chết, người lính vẫn tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng và hạnh phúc. Chính niềm tin, lòng lạc quan yêu đời, sự xác định rõ mục dích chiến đấu của mình là vũ khí mạnh nhất giúp người lính luôn chiến thắng kẻ thù.
Trong cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược của chúng ta, không ít lứa đôi đã tạm biệt nhau, cầm súng lên đường và có người đã không trở về, nhưng niềm tin về hạnh phúc, về tình yêu thì mỗi con người đã giữ trong mình trọn vẹn.
Nhìn lại toàn bộ bài thơ, ta thấy tác giả đã dùng lối tự sự với tứ thơ nhất quán, mượn cớ viết thư cho người yêu để chuyển tải nhửng cảm xúc của mình làm cho tư tưởng chủ đề của bài thơ hiện lên rất rõ.
Cách nhìn của người lính trong BỨC THƯ TÌNH CỦA LÍNH không chỉ đơn giản là cách nhìn của một cá nhân mà nó còn đại diện cho tinh hoa và khí phách , phẩm chất và ý chí của toàn dân tộc ta. Bài thơ đã phản ánh được tâm hồn cao đẹp của người chiến sĩ trong hoàn cảnh chiến trường khốc liệt. Đó là những con người có lòng yêu nước bao la, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc đồng thời trong lồng ngực họ luôn chứa đựng một trái tim thiết tha yêu hòa bình, lòng nhân ái, vị tha…
Theo tôi, bài BỨC THƯ TÌNH CỦA LÍNH của Phan Hòa là một bài thơ vừa mang đậm tính sử thi vừa tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Nó như một khúc ca bi thương nhưng tráng lệ mà nhân vật trong đó chính là những con người hết sức bình dị hiền lành nhưng cũng vô cùng kiên cường, dũng mãnh. Bài thơ vừa mang tính hiện thực vừa mang tính lãng mạn rất cao. Đây thực sự là một bài thơ có giá trị cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Nó bao hàm tính cách mạng và tính nhân văn sâu sắc.
Phan Hòa ơi! Tôi yêu tâm hồn những người lính như bạn, tôi yêu những bài thơ bi hùng của bạn. Cám ơn bạn đã đem đến cho đời những đóa hoa thơ bình dị mà luôn tỏa ngát hương.
Tôi xin gửi tặng những bông hoa đẹp này đến các chiến sỹ vô cùng thương mến của chúng ta!
26-1-2011
phamtrungkien
Anh viết cho em giữa buổi trời chiều,
Màu nắng ngã dài trên những cành cây trơ trọi.
Tiểu đội anh,
Cái tiểu đội mà em vẫn thường nghe nói,
Rất anh hùng trên điểm chốt biên cương.
Có hai thằng đang bị trọng thương,
Và một đứa đã nằm lại dọc đường lên chốt.
Chúng anh đều đang ở tuổi đời hai mốt,
Thằng Hùng đất Quảng, Vị Xuyên
Thằng Nam cuối miền Thuận Hải,
Thằng Duy Quảng Ngãi,
Thằng Khải Tuy Hòa,
Và chiều nay một chiếc ba lô,
Của thằng Long sẽ được đưa về Đà Nẵng.
Khi còn sống nó thường căn dặn:
Ngày thanh bình cho nó ghé lại Quy Nhơn,
Thăm bà chị có chồng đang ở tại Phước Sơn.
Em yêu quý!
Ở đây không có thời gian để ghi nhật ký,
Mai mốt nếu còn được về...
Anh sẽ kể em nghe
Chuyện Thằng Hùng đánh nổ một chiếc xe
Loại bọc thép tự hành của quân Trung Quốc.
Chuyện thằng Duy một mình đô vật
Với ba thằng giặc, súng tuốt lưỡi lê trần,
Và thằng Nam dụ địch đến gần,
Cho bảy đứa ăn luôn một quả.
Chỉ có chiến công của thằng Khải là hơi khác lạ,
Cởi quần dài cột mấy tù binh.
Em yêu ơi!
Cho anh xin, không kể chiến tích của mình
Để em đừng bao giờ biết
Bàn tay này đã vấy máu chiến chinh.
Anh muốn bàn tay anh,
Chỉ dành riêng để hái hoa hồng
Cài lên mái tóc người yêu nhỏ,
Cho thỏa lòng nhớ mong.
Thôi em ơi!
Đó những vần thơ lính,
Viết cho em giữa một giây yên tĩnh
Chúng anh được ngồi dưới chiến hào, nhấm nháp miếng lương khô,
Cũng có thể lát nữa đây nó sẽ hóa thành mồ,
Chôn chung tiểu đội.
Em yêu ơi, cho anh vạn lời xin lỗi
Vì bức thư tình chỉ nói đến chết chóc, đau thương.
Tha lỗi cho anh,
Bởi đây là gía trị máu xương,
Mong em cũng đừng quên những năm tháng bình yên nơi đó.
Cuộc sống màu xanh và tình yêu màu đỏ,
Có khi là màu trắng nửa em ơi,
Thư hôm nay vắng mất những lời
Tha thiết, ái ân như hồi còn đi học,
Em cứ đọc
Nhưng đừng bao giờ khóc
Hãy để dành cho hạnh phúc mai sau.
Ngày thanh bình khô lệ chúc mừng nhau
Ta mới hiểu đó thật là hạnh phúc.
Cho anh gởi về em muôn vàn câu cầu chúc
Với gia đình, bè bạn, quê hương...
Em hãy thay anh hôn dùm tất cả
Những cánh hoa me vừa rụng xuống sân trường.
Tạm biệt em,
Hẹn ngày trở lại
Dẫu rằng trên những cánh thư sau
Cho anh hôn lên môi người con gái,
Những nụ hôn như cái thuở ban đầu,
Và hãy cười lên này,
Người yêu của...
Anh yêu.
Phan Hòa
LỜI BÌNH CỦA BẠN phamtrungkien:
Cái tựa bài thơ đã gợi cho tôi một chút tò mò. Thư tình của lính chắc hẳn phải khác với thư tình của người bình thường? Khác bởi họ là …lính mà!
Với suy nghĩ đó, tôi hồ hởi đọc bài thơ. Càng đọc, tôi càng bị cuốn hút vào dòng chảy cuồn cuộn những cảm xúc vừa bi thương, vừa hào hùng của tác giả.
Dòng đầu tiên vẫn là lời xưng hô như bao lá thư tình khác mà những người yêu nhau vẫn thường viết cho nhau : “Em thân yêu!”
Nhưng sau lời xưng hô thân mật vốn rất quen thuộc ấy, nội dung lá thư lại làm người đọc cảm thấy bất ngờ. Bất ngờ vì những điều tác giả nói với người yêu của mình không phải là những lời yêu đương nồng nàn tha thiết, không phải nỗi nhớ nhung cháy bỏng , không phải những kỷ niệm riêng tư giữa hai người được đem ra nhắc lại. Nội dung của lá thư, trước tiên, tác giả dành để kể về đồng đội của mình:
Em thân yêu!
Anh viết cho em giữa buổi trời chiều,
Màu nắng ngã dài trên những cành cây trơ trọi.
Tiểu đội anh,
Cái tiểu đội mà em vẫn thường nghe nói,
Rất anh hùng trên điểm chốt biên cương.
Có hai thằng đang bị trọng thương,
Và một đứa đã nằm lại dọc đường lên chốt.
Chúng anh đều đang ở tuổi đời hai mốt,
Thằng Hùng đất Quảng, Vị Xuyên
Thằng Nam cuối miền Thuận Hải,
Thằng Duy Quảng Ngãi,
Thằng Khải Tuy Hòa,
Và chiều nay một chiếc ba lô,
Của thằng Long sẽ được đưa về Đà Nẵng.
Khi còn sống nó thường căn dặn:
Ngày thanh bình cho nó ghé lại Quy Nhơn,
Thăm bà chị có chồng đang ở tại Phước Sơn.
Bối cảnh khi tác giả viết thư là vào “ giữa buổi trời chiều”, khi mà nắng đã “ngã dài trên những cành cây trơ trọi”. Hình ảnh “những cành cây trơ trọi” giúp người đọc hình dung ra một khung cảnh hoang tàn, đổ nát sau một cuộc ác chiến vừa diễn ra. Cái tiểu đội anh hùng của tác giả vừa trải qua một trận chiến đấu ác liệt với quân thù họ và cũng phải chịu tổn thất đau lòng:
Có hai thằng đang bị trọng thương,
Và một đứa đã nằm lại dọc đường lên chốt.
…
Và chiều nay một chiếc ba lô,
Của thằng Long sẽ được đưa về Đà Nẵng….
Những người bạn, người đồng chí, đồng đội của tác giả đã ngã xuống trong trận đánh vừa rồi. Họ, mỗi người một quê nhưng đã từng sống, chiến đấu cùng nhau trong một tiểu đội. Họ đã từng yêu thương, gắn bó với nhau hơn cả anh em ruột thịt trong nhà. Thế mà vừa mới đây thôi, nhiều người trong số họ đã ngã xuống ngay trước mắt tác giả.Họ ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ : “Chúng anh đều đang ở tuổi đời hai mốt,”
Tuổi 21 là lứa tuổi tươi đẹp nhất của đời người với biết bao hoài bão, ước mơ, hy vọng. Thế nhưng tất cả với họ đã ngừng lại, họ đã ra đi, đã ngã xuống vì Tổ Quốc thân yêu.
Họ ngã xuống sau khi đã lập được những chiến công hiển hách:
Em yêu quý!
Ở đây không có thời gian để ghi nhật ký,
Mai mốt nếu còn được về...
Anh sẽ kể em nghe
Chuyện Thằng Hùng đánh nổ một chiếc xe
Loại bọc thép tự hành của quân Trung Quốc.
Chuyện thằng Duy một mình đô vật
Với ba thằng giặc, súng tuốt lưỡi lê trần,
Và thằng Nam dụ địch đến gần,
Cho bảy đứa ăn luôn một quả.
Chỉ có chiến công của thằng Khải là hơi khác lạ,
Cởi quần dài cột mấy tù binh.
Tác giả kể về những chiến công của tiểu đội với giọng thật tự hào và trân trọng. Qua đoạn thơ, hình ảnh người lính hiện lên thật giản dị nhưng cũng thật oai hùng. Bằng lòng yêu nước, ý chí quật cường, họ đã chiến đấu với kẻ thù có vũ khí mạnh hơn mình nhiều và đã lập chiến công thật là vẻ vang. Trong chiến công chung của tiểu đội, có chiến công của tác giả. Thế nhưng:
Em yêu ơi!
Cho anh xin, không kể chiến tích của mình
Tác giả đã không kể về chiến tích của mình. Vì sao?
Để em đừng bao giờ biết
Bàn tay này đã vấy máu chiến chinh.
Anh muốn bàn tay anh,
Chỉ dành riêng để hái hoa hồng
Cài lên mái tóc người yêu nhỏ,
Cho thỏa lòng nhớ mong.
Ôi! Tâm hồn của người lính Việt Nam mới cao đẹp làm sao! Phận nam nhi, khi Tổ Quốc bị lâm nguy, những người trai trẻ đã xếp bút nghiên lên đường cầm súng giết giặc bảo vệ quê hương. Ra trận, là người lính, nhiệm vụ của họ là phải nổ súng tiêu diệt kẻ thù. Thế nhưng trong lòng họ có muốn thế đâu? Họ có muốn xả súng bắn giết ai đâu? Họ cảm thấy đau đớn khi bàn tay mình vấy máu đồng loại, cho dù đó là máu của kẻ thù. Bàn tay của họ chỉ muốn:
“Chỉ dành riêng để hái hoa hồng
Cài lên mái tóc người yêu nhỏ,”
Phải, bàn tay của họ chỉ muốn để đem lại tình yêu, hạnh phúc, chỉ dành để làm những cử chỉ yêu thương chứ ko phải để đi giết chóc. Thế nhưng họ vẫn phải làm cái việc mà họ ko hề muốn.
Thương quá đi thôi, những con người lỡ sinh trong thời chinh chiến. Bi kịch của chiến tranh chính là ở chỗ này đây. Đã là người lương thiện, ai cũng mong có một cuộc sống bình yên trong vòng tay ấm áp của gia đình, trong tình thương yêu của người thân và đồng loại. Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói:
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau…
Thế nhưng những thế lực bạo tàn không cho con người được sống trong bình yên và hạnh phúc. Chúng đã gây ra chiến tranh để con người phải bắn giết lẫn nhau. Chiến tranh và tình yêu là hai phạm trù hoàn toàn đối lập nhau. Nếu tình yêu là khởi nguồn của sự sống thì chiến tranh lại hủy diệt sự sống. Nếu tình yêu là biểu tượng của lòng nhân ái cao đẹp, của tính người thì chiến tranh là sự bạo tàn và vô nhân tính.
Theo tôi, khổ thơ này chính là điểm nhấn và là chủ đề cơ bản của cả bài thơ. Hình ảnh “hoa hồng” được tác giả sử dụng thật hay và đắt. Hoa hồng tượng trưng cho tình yêu và hạnh phúc. Trong khung cảnh hoang tàn, đổ nát và tanh nồng mùi máu, hình ảnh hoa hồng hiện lên như một quầng lửa lung linh của lòng nhân ái bao la. Với khổ thơ này, Phan Hòa đả lột tả được một cách đơn sơ nhưng đầy đủ nhất vẻ đẹp tâm hồn của người lính, tâm hồn của con người Việt Nam . Cho dù ngay cả khi phải cầm súng thì trong lòng họ vẫn thực sự căm ghét chiến tranh và luôn chứa chất khát vọng hòa bình.
Tôi chợt nhớ tới một câu trong bài “ Bài ca người lính” của Diệp Minh Tuyền : “ Mặc dù mình rất thích hoa hồng, kẻ thù buộc ta ôm cây súng…”
Con người Việt Nam ta là như thế đấy, luôn hiền hòa như củ sắn , củ khoai, luôn mong muốn được sống trong bình yên, hạnh phúc. Nhưng khi kẻ thù đến xâm lược thì họ sẵn sàng đứng lên chống lại một cách ngoan cường. Mặc dù vậy, trong sâu thẳm tâm hồn họ, vẫn là khát vọng hòa bình và lòng nhân ái thiết tha.
Chúng ta hãy nghe tác giả tâm sự tiếp với người yêu:
Thôi em ơi!
Đó những vần thơ lính,
Viết cho em giữa một giây yên tĩnh
Chúng anh được ngồi dưới chiến hào, nhấm nháp miếng lương khô,
Cũng có thể lát nữa đây nó sẽ hóa thành mồ,
Chôn chung tiểu đội.
Chàng trai viết thư cho người yêu trong khoảng trống giữa hai trận đánh. Cái phút giây yên tĩnh trên chiến trường giữa hai trận đánh mới đáng quý làm sao mà cũng đáng sợ làm sao! Tôi chưa từng đi lính nhưng tôi đã nghe nhiều người am hiểu về chiến trận nói rằng: Phút giậy yên tĩnh giữa hai trận đánh hoàn toàn không hề là những phút giây bình an, thư thái mà là những phút giây cực kỳ nặng nề và căng thẳng. Bởi sự im lặng trong khoảnh khắc đó là để báo trước một trận đánh mới diễn ra ác liệt hơn nhiều. Đó là sự im lặng bị bao trùm lên bởi sự nguy hiểm, chết chóc ko lường trước được. Thế nhưng, chính trong phút giây nặng nề đến ngột ngạt ấy, những người lính vẫn hết sức bình tĩnh “ngồi dưới chiến hào, nhấm nháp miếng lương khô” như chẳng có chuyện gì xảy ra cả mặc dù họ biết rằng:
Cũng có thể lát nữa đây nó sẽ hóa thành mồ,
Chôn chung tiểu đội.
Ôi! Các anh lính trẻ ơi! Sao các anh lại dũng cảm, ngoan cường đến vậy? Các anh biết rằng, chỉ chút nữa thôi, các anh có thể sẽ nằm xuống vĩnh viễn nơi này, thế nhưng các anh vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Có phải các anh không sợ chết? Không, các anh cũng là người, mà lại là những người đang lứa tuổi 20, các anh cũng muốn sống. Đã là con người, không ai lại không sợ chết cả. Thế nhưng các anh sẵn sàng đón nhận cái chết, đón nhận sự hy sinh chỉ vì các anh đã chiến đấu vì niềm tin, vì lý tưởng. Chỉ có vì lý tưởng, người ta mới dám đón nhận cái chết một cách bình thản như vậy. Thật đáng khâm phục biết bao!
Chút nữa đây, có thể người viết lá thư này cũng sẽ hy sinh. Nhưng anh không bận tâm đến điều ấy. Lời anh cất lên với người yêu thật ngọt ngào, tha thiết biết bao nhiêu:
Em yêu ơi, cho anh vạn lời xin lỗi
Vì bức thư tình chỉ nói đến chết chóc, đau thương.
Tha lỗi cho anh,
Bởi đây là gía trị máu xương,
Mong em cũng đừng quên những năm tháng bình yên nơi đó.
Phải, viết thư cho người yêu, người ta chỉ muốn nói những lời yêu thương nồng cháy chứ có ai muốn nói đến chết chóc bao giờ. Nhưng tác giả vẫn phải nói bởi tác giả muốn người yêu mình hiểu được rằng: Để có những năm tháng bình yên nơi quê nhà, bao máu xương đã đổ xuống nơi vùng biên cương của Tổ Quốc.
Cuộc sống màu xanh và tình yêu màu đỏ,
Có khi là màu trắng nữa em ơi,
Màu xanh tượng trưng cho sự sống, màu đỏ tượng trưng cho tình yêu. Thế nhưng tình yêu có khi phải mang màu trắng nữa. Bằng hình ảnh ẩn dụ, tác giả đã diễn tả được những điều mình muốn nói một cách thật sâu sắc. Màu trắng chính là màu của tang tóc, đau thương khi mà chiến tranh đã hủy diệt tình yêu, khi mà những trái tim yêu nóng bỏng của lứa tuổi hai mươi đã ra đi khi tuổi đời đẹp nhất. Bao người mẹ, người vợ, người con đã phải mang trên đầu mình vành khăn tang trắng khi người thân của họ ngã xuống giữa chiến trường. Thế đấy, sự bình yên của chúng ta luôn được đổi bằng máu, đúng như Tố Hữu đã nói : “Ai tính được giá một ngày xuân đẹp…”
Thư hôm nay vắng mất những lời
Tha thiết, ái ân như hồi còn đi học,
Âm điệu câu thơ như chùng xuống. Đọc hai câu này, lòng tôi cảm thấy rưng rưng…. Thương quá đi thôi, bi kịch của con người. Những anh chàng thư sinh với một cái đầu đầy hoài bão, ước mơ và một trái tim tràn đầy nhiệt huyết. Thế mà các anh đã bị chiến tranh cuốn vào guồng máy của nó với tất cả sự bạo tàn để rồi lá thư tình gửi cho người yêu cũng dính đầy mùi thuốc súng.
Thế nhưng, đọc khổ thơ tiếp theo, lòng tôi lại cảm thấy thư thái, trấn tĩnh hơn nhiều:
Em cứ đọc
Nhưng đừng bao giờ khóc
Hãy để dành cho hạnh phúc mai sau.
Ngày thanh bình khô lệ chúc mừng nhau
Ta mới hiểu đó thật là hạnh phúc.
Cho anh gởi về em muôn vàn câu cầu chúc
Với gia đình, bè bạn, quê hương...
Em hãy thay anh hôn dùm tất cả
Những cánh hoa me vừa rụng xuống sân trường.
Đây mới chính là bản chất của người lính Cụ Hồ, luôn yêu đời, lạc quan dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Sau khi kể cho người yêu nghe những gì mình và đồng đội vừa trải qua, chàng trai đã động viên, an ủi người yêu mình và khích lệ cô tin tưởng vào ngày thắng lợi, vào ngày mai tươi sáng với một cuộc sống bình yên và hạnh phúc. Hình ảnh : “Em hãy thay anh hôn dùm tất cả. Những cánh hoa me vừa rụng xuống sân trường” thật lãng mạn và đáng yêu vô cùng. Cái chủ nghĩa lãng mạn cách mạng đã thực sự ngấm sâu trong máu thịt của người lính giúp họ có một cái nhìn rất tích cực với cuộc sống xung quanh.
Tạm biệt em,
Hẹn ngày trở lại
Dẫu rằng trên những cánh thư sau
Cho anh hôn lên môi người con gái,
Những nụ hôn như cái thuở ban đầu,
Và hãy cười lên này,
Người yêu của...
Anh yêu!
Khổ cuối khép lại như một lời hẹn ước của tình yêu thắm nồng và chung thủy. Dù đang cận kề với cái chết, người lính vẫn tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng và hạnh phúc. Chính niềm tin, lòng lạc quan yêu đời, sự xác định rõ mục dích chiến đấu của mình là vũ khí mạnh nhất giúp người lính luôn chiến thắng kẻ thù.
Trong cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược của chúng ta, không ít lứa đôi đã tạm biệt nhau, cầm súng lên đường và có người đã không trở về, nhưng niềm tin về hạnh phúc, về tình yêu thì mỗi con người đã giữ trong mình trọn vẹn.
Nhìn lại toàn bộ bài thơ, ta thấy tác giả đã dùng lối tự sự với tứ thơ nhất quán, mượn cớ viết thư cho người yêu để chuyển tải nhửng cảm xúc của mình làm cho tư tưởng chủ đề của bài thơ hiện lên rất rõ.
Cách nhìn của người lính trong BỨC THƯ TÌNH CỦA LÍNH không chỉ đơn giản là cách nhìn của một cá nhân mà nó còn đại diện cho tinh hoa và khí phách , phẩm chất và ý chí của toàn dân tộc ta. Bài thơ đã phản ánh được tâm hồn cao đẹp của người chiến sĩ trong hoàn cảnh chiến trường khốc liệt. Đó là những con người có lòng yêu nước bao la, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc đồng thời trong lồng ngực họ luôn chứa đựng một trái tim thiết tha yêu hòa bình, lòng nhân ái, vị tha…
Theo tôi, bài BỨC THƯ TÌNH CỦA LÍNH của Phan Hòa là một bài thơ vừa mang đậm tính sử thi vừa tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Nó như một khúc ca bi thương nhưng tráng lệ mà nhân vật trong đó chính là những con người hết sức bình dị hiền lành nhưng cũng vô cùng kiên cường, dũng mãnh. Bài thơ vừa mang tính hiện thực vừa mang tính lãng mạn rất cao. Đây thực sự là một bài thơ có giá trị cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Nó bao hàm tính cách mạng và tính nhân văn sâu sắc.
Phan Hòa ơi! Tôi yêu tâm hồn những người lính như bạn, tôi yêu những bài thơ bi hùng của bạn. Cám ơn bạn đã đem đến cho đời những đóa hoa thơ bình dị mà luôn tỏa ngát hương.
Tôi xin gửi tặng những bông hoa đẹp này đến các chiến sỹ vô cùng thương mến của chúng ta!
26-1-2011
phamtrungkien
Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013
XIN NGƯỜI GHÉ LẠI... và lời bình của Phạm Trung Kiên
Em có về, xin ghé lại nhà anh,
Thăm mái lá vẫn đêm ngày chờ đợi.
Mẹ viết thư hỏi anh: Sao lâu rồi em không tới,
Lần đầu tiên anh dối Mẹ, rằng: em bận việc gia đình.
Em có về, hãy mặc áo thư sinh.
Màu áo trắng như trong hình kỷ niệm
Mẹ sẽ nhận ra em với làn môi chúm chím,
Đôi mắt hay cười... và mái tóc dài bay.
Nhưng hãy vì anh, xin em dối Mẹ điều này
Điều mà anh đã nhận được, bằng tấm thiệp giữa chiều biên giới.
Mẹ chỉ biết, lâu rồi em không tới,
Vì em buồn trong chuyện vắng xa anh...
Hè năm này, công việc ở trường xong,
Em thu xếp và xin chồng ít bữa.
Sợ mai mốt, anh không về được nữa
Mẹ sẽ buồn, vì hai đứa vẫn còn xa.
Nếu có về, em hãy ghé qua,
Bảy ngày phép, anh nhờ em chút nhé,
Một buổi làm cơm rồi ta cùng ăn với Mẹ,
Cho Người vui trọn vẹn cuối cuộc đời.
Nhớ có về... xin ghé lại em ơi...
Phan Hòa
... VÀ LỜI BÌNH CỦA phamtrungkienhttp:
Lạc vào vườn thơ của Phan Hòa, tôi như lạc vào cả miền ký ức thấm đẫm tình yêu và nước mắt. Anh đã có một tình yêu đẹp nhưng thật buồn bởi chiến tranh như một lưỡi dao khắc nghiệt đã lạnh lùng cắt nát đóa hoa tình yêu, chia lìa đôi lứa.
Cái ký ức đẹp nhưng đau đớn của phanhoacan được thể hiện trong rất nhiều bài thơ tình của anh. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ muốn nói đến bài XIN NGƯỜI GHÉ LẠI...
Cả bài thơ như một dòng chảy của những tâm trạng, cảm xúc của chàng trai với mong ước hết sức tha thiết, giản dị và chân thành : “Em có về, xin ghé lại nhà anh”.
Điều mong ước đơn giản thế nhưng với anh là tất cả bởi giờ đây anh và cô không còn đi chung một con đường, không cùng nhìn chung về một hướng nữa. Cô đã đi lấy chồng!
Câu thơ thứ hai đã nói hộ thêm anh về nỗi niềm của anh và nghịch lý của việc nôn nóng ấy:
Thăm mái lá vẫn đêm ngày chờ đợi.
Mẹ viết thư hỏi anh: Sao lâu rồi em không tới,
Lần đầu tiên anh dối Mẹ, rằng: em bận việc gia đình.
Em có về, hãy mặc áo thư sinh.
Màu áo trắng như trong hình kỷ niệm
Mẹ sẽ nhận ra em với làn môi chúm chím,
Đôi mắt hay cười... và mái tóc dài bay.
Nhưng hãy vì anh, xin em dối Mẹ điều này
Điều mà anh đã nhận được, bằng tấm thiệp giữa chiều biên giới.
Mẹ chỉ biết, lâu rồi em không tới,
Vì em buồn trong chuyện vắng xa anh...
Hè năm này, công việc ở trường xong,
Em thu xếp và xin chồng ít bữa.
Sợ mai mốt, anh không về được nữa
Mẹ sẽ buồn, vì hai đứa vẫn còn xa.
Nếu có về, em hãy ghé qua,
Bảy ngày phép, anh nhờ em chút nhé,
Một buổi làm cơm rồi ta cùng ăn với Mẹ,
Cho Người vui trọn vẹn cuối cuộc đời.
Nhớ có về... xin ghé lại em ơi...
Phan Hòa
... VÀ LỜI BÌNH CỦA phamtrungkienhttp:
Lạc vào vườn thơ của Phan Hòa, tôi như lạc vào cả miền ký ức thấm đẫm tình yêu và nước mắt. Anh đã có một tình yêu đẹp nhưng thật buồn bởi chiến tranh như một lưỡi dao khắc nghiệt đã lạnh lùng cắt nát đóa hoa tình yêu, chia lìa đôi lứa.
Cái ký ức đẹp nhưng đau đớn của phanhoacan được thể hiện trong rất nhiều bài thơ tình của anh. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ muốn nói đến bài XIN NGƯỜI GHÉ LẠI...
Cả bài thơ như một dòng chảy của những tâm trạng, cảm xúc của chàng trai với mong ước hết sức tha thiết, giản dị và chân thành : “Em có về, xin ghé lại nhà anh”.
Điều mong ước đơn giản thế nhưng với anh là tất cả bởi giờ đây anh và cô không còn đi chung một con đường, không cùng nhìn chung về một hướng nữa. Cô đã đi lấy chồng!
Câu thơ thứ hai đã nói hộ thêm anh về nỗi niềm của anh và nghịch lý của việc nôn nóng ấy:
"Thăm mái lá vẫn đêm ngày chờ đợi.”
Nói “mái lá” nhưng là nói đến con người. Hình ảnh nhân hóa gợi lên tâm trạng đau đáu, thấp thỏm vì mong nhớ của người mẹ già. Mẹ mong nhìn thấy hình dáng của cô thôn nữ yêu kiều, hiền dịu mà mẹ đã coi là con dâu của mình.Trước đây cô thường lui tới thay anh chăm sóc mẹ, sao dạo này lâu rồi chẳng thấy cô đâu? Luôn mong ngóng, đợi chờ, xen chút thắc mắc, mẹ đã viết thư hỏi về cô gái.
Không muốn làm mẹ buồn, không muốn mẹ thất vọng, chàng trai đã phải nói dối mẹ, mặc dù truớc đây, anh chưa bao giờ biết nói dối:
Mẹ viết thư hỏi anh: Sao lâu rồi em không tới,
Lần đầu tiên anh dối Mẹ, rằng: em bận việc gia đình.
Tứ thơ mở ra theo nhiều cảm xúc gợi nhắc đến những kỷ niệm của một thời hai đứa yêu nhau. Còn gì nữa đâu? Tất cả giờ đây chỉ còn là kỷ niệm. Hình ảnh của người con gái hiền diụ hiện ra với màu áo trằng tinh khôi thuở học trò, với mái tóc dài bay bay trong gió, đặc biệt với nụ cười chúm chím xinh tươi thật gợi cảm biết bao. Hình ảnh ấy làm sống dậy trong lòng chàng trai những kỷ niệm đẹp về hương vị ngọt ngào, ngây thơ, trong trắng của mối tình đầu:
Em có về, hãy mặc áo thư sinh.
Màu áo trắng như trong hình kỷ niệm
Mẹ sẽ nhận ra em với làn môi chúm chím,
Đôi mắt hay cười... và mái tóc dài bay.
Nhưng đây không phải là lúc anh nhớ về cô để tận hưởng cảm giác êm đềm, lãng mạn của tình yêu mà là để cầu xin cô giúp anh một điều. Anh xin cô hãy vì anh mà một lần nói dối Mẹ. Mẹ vẫn chưa biết là cô đã đi lấy chồng. Chưa biết người con dâu mình từng mong đợi giờ đã là con người ta. Chưa biết đứa con trai phương xa của mình đã mất đi mối tình đầu tha thiết nhất. Nếu biết được điều ấy, trái tim người mẹ sẽ đau đớn chừng nào?Mẹ có chịu đựng nổi không?
Thương mẹ, anh nài nỉ cô:
Nhưng hãy vì anh, xin em dối Mẹ điều này
Điều mà anh đã nhận được, bằng tấm thiệp giữa chiều biên giới.
Mẹ chỉ biết, lâu rồi em không tới,
Vì em buồn trong chuyện vắng xa anh.
Hình ảnh tấm thiệp cưới hiện lên có một cái gì đó thật bất nhẫn. Thiệp hồng tượng trưng cho niềm vui, cho hạnh phúc. Nhưng tấm thiệp mà người lính nhận được trong một chiều ở biên giới là tấm thiệp của đau thương, mất mát, ly tan. Chắc hẳn khi nhận được tấm thiệp ấy, anh đã chết lặng người đi trong tâm trạng đau đớn đến tột cùng. Nhưng anh đã nuốt lệ vào lòng, đã nén chặt nỗi đau thương mất mát vào tim, đã dấu đi sự thật bẽ bàng để người mẹ già của mình không phải buồn đau.
Ta hãy nghe anh nói tiếp:
Hè năm này, công việc ở trường xong,
Em thu xếp và xin chồng ít bữa.
Sợ mai mốt, anh không về được nữa
Mẹ sẽ buồn, vì hai đứa vẫn còn xa.
Ôi! Điều mong ước của anh giản dị mà sao tha thiết quá! Anh mong mỏi khi mùa hè tới, khi em đã xong công việc ở trường và thu xếp chuyện gia đình (kể cả chuyện xin phép chông), em hãy dành thời gian để ghé thăm mẹ anh, để mẹ không nên biết những gì phũ phàng đã xảy đến.
Khi cô gái đã có chồng, xin phép chồng về thăm gia đình người yêu cũ có lẽ là hơi khó. Nhưng có khó gì đâu khi anh đã nói ra lý do rất thực tế : “Sợ mai mốt, anh không về được nữa”. Hình như có cái gì đó vừa vỡ ra trong anh. Hình như anh lo sợ có thể anh sẽ không còn dịp nào gặp lại cô gái được nữa, không gặp được mẹ nữa. Bởi bất kỳ lúc nào anh cũng có thể ngã xuống bằng một viên đạn của kẻ thù. Như vậy mẹ sẽ rất buồn vì chưa được nhìn lại cảnh con trai hạnh phúc nên người mình yêu. Tấm lòng của anh dành cho mẹ mới chân thành, sâu sắc biết bao nhiêu. Tình cảm ấy sâu đậm đến nỗi khi đọc xong câu thơ rồi, dư âm của nó còn lắng đọng mãi trong lòng người đọc khiến ta cảm thấy nhói buốt ở trong tim.
Thấp thoáng đâu đây câu ca dao của dân gian:
Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm, tối viếng mới đành dạ con
Tấm lòng của anh là thế. Dù ở cách xa mẹ nhưng suy nghĩ của anh lúc nào cũng thường trực ở bên mẹ. Vì trách nhiệm của người trai thời chiến, anh cầm súng lên đường giết giặc để bảo vệ quê hương, nhưng lúc nào anh cũng cảm thấy thương mẹ và ray rứt vì mình đã không ở gần để giúp đỡ mẹ, an ủi mẹ trong lúc mẹ tuổi già xế bóng.
Khổ thơ cuối nói tiếp lên mong ước của anh:
Nếu có về, em hãy ghé qua,
Bảy ngày phép, anh nhờ em chút nhé,
Một buổi làm cơm rồi ta cùng ăn với Mẹ,
Cho Người vui trọn vẹn cuối cuộc đời.
Anh nhờ cô gái nếu ghé qua thì cứ làm như không có chuyện gì cả. Đôi trai gái sẽ vẫn nói cười vui vẻ, vẫn cùng nhau vào bếp nấu cơm như những lần nào. Rồi cả nhà sẽ cùng quây quần bên mâm cơm, cùng ăn với nhau một bữa cơm giản dị nhưng vô cùng vui vẻ, ấm cúng, êm đềm. Và như thế, ở chặng đường cuối của cuộc đời, người mẹ được sống trong niềm vui, trong hạnh phúc. Cái hình ảnh gia đình đầm ấm ấy làm bừng lên ngọn lửa yêu thương luôn chất chứa trong trái tim người mẹ.
Đọc khổ thơ này, mắt tôi tự nhiên cứ cay cay. Dù tôi là một người đàn ông trải đời và cũng có nhiếu cay đắng. Nhưng sao đọc lời thơ của Phanhoacan, lòng tôi bỗng chùng xuống và trái tim cứ nhói đau.
Nhớ có về... xin ghé lại em ơi...
Câu thơ cuối không chỉ là " nhờ" đơn thuần mà thực sự là một lời van xin. Lời van xin này tha thiết quá. Nó như một điệp khúc nhắc lại điều mong ước và cũng là nỗi niềm cháy bỏng của chàng trai. Nếu là việc của bản thân anh thì chắc có lẽ không bao giờ anh cất lời nài nỉ van xin đến khắc khoải như vậy. Nhưng vì Mẹ, anh đã làm tất cả. Lời anh nói với người yêu cũ thật nhẹ nhàng, đằm thắm mà sao nó cứ làm ta xa xót, nao nao…
Cả bài thơ là một lời khẩn cầu vang lên tha thiết đến cháy lòng. Trước lời khẩn cầu như vậy, chắc hẳn cô gái sẽ không lòng nào nỡ chối từ. Và tôi tin, dù có khó tính đến đâu thì khi biết được tâm trạng của chàng trai, chồng cô gái vẫn sẽ sẵn lòng để cô làm giúp cái việc mà người yêu cũ của cô gái đã nhờ.
Bài thơ như một bản tình ca thật buồn nhưng đẹp. Dù nó có làm ta đau đớn vì sự thật quá phũ phàng thì đống thời nó cũng làm ta cảm thấy ấm lòng vì yêu quý, vì ngường mộ tấm chân tình sâu nặng của một người con dành cho mẹ mình. Không những thế, qua bài thơ, ta còn thấy được tình yêu của người lính thật là đẹp. Anh đã yêu bằng cả trái tim mình, yêu bằng mối tình đầu của mình. Cô gái với anh là tất cả. Thế nhưng ngay cả khi cô không chờ đợi anh mà bỏ đi lấy chồng, anh vẫn không hề oán giận cô. Anh vẫn dành cho cô những tình cảm chân tình, nồng ấm, bao dung. Không lấy được nhau, anh coi cô như người bạn, người em gái. Tình cảm của anh, ngôi nhà của anh vẫn sẵn lòng mở rộng chào đón cô bất cứ lúc nào với tư cách là một người thân trở về thăm lại nhà mình.
Bài thơ không chỉ cho chúng ta cảm nhận được một câu chuyện rất bình thường nhưng cảm động thời chinh chiến mà qua đó nó còn khắc họa chân dung thật đẹp về nguời lính Cụ Hồ. Với Tổ Quốc, anh là người lính dũng cảm,trung kiên. Với mẹ già, anh là đứa con hiếu thảo, ngoan hiền. Với người yêu, anh là chàng trai nồng nàn, nhân từ, rộng lượng, bao dung…
Con đường đến với trái tim là đi từ trái tim. Thơ Phanhoacan đã nói dùm chúng ta điều ấy và đã để lại trong ta những dư vị thật khó phôi pha.
Phan hòa! Cám ơn bạn đã đem đến cho độc giả một bài thơ hay và thấm đẫm tình người!
16-11-2010
phamtrungkien
Hoa này phamtrungkien xin trân trọng tặng phanhoacan - một thi sĩ người lính mà tôi hân hạnh gặp được trong vnthidan và đồng cảm với thơ anh .
Không muốn làm mẹ buồn, không muốn mẹ thất vọng, chàng trai đã phải nói dối mẹ, mặc dù truớc đây, anh chưa bao giờ biết nói dối:
Mẹ viết thư hỏi anh: Sao lâu rồi em không tới,
Lần đầu tiên anh dối Mẹ, rằng: em bận việc gia đình.
Tứ thơ mở ra theo nhiều cảm xúc gợi nhắc đến những kỷ niệm của một thời hai đứa yêu nhau. Còn gì nữa đâu? Tất cả giờ đây chỉ còn là kỷ niệm. Hình ảnh của người con gái hiền diụ hiện ra với màu áo trằng tinh khôi thuở học trò, với mái tóc dài bay bay trong gió, đặc biệt với nụ cười chúm chím xinh tươi thật gợi cảm biết bao. Hình ảnh ấy làm sống dậy trong lòng chàng trai những kỷ niệm đẹp về hương vị ngọt ngào, ngây thơ, trong trắng của mối tình đầu:
Em có về, hãy mặc áo thư sinh.
Màu áo trắng như trong hình kỷ niệm
Mẹ sẽ nhận ra em với làn môi chúm chím,
Đôi mắt hay cười... và mái tóc dài bay.
Nhưng đây không phải là lúc anh nhớ về cô để tận hưởng cảm giác êm đềm, lãng mạn của tình yêu mà là để cầu xin cô giúp anh một điều. Anh xin cô hãy vì anh mà một lần nói dối Mẹ. Mẹ vẫn chưa biết là cô đã đi lấy chồng. Chưa biết người con dâu mình từng mong đợi giờ đã là con người ta. Chưa biết đứa con trai phương xa của mình đã mất đi mối tình đầu tha thiết nhất. Nếu biết được điều ấy, trái tim người mẹ sẽ đau đớn chừng nào?Mẹ có chịu đựng nổi không?
Thương mẹ, anh nài nỉ cô:
Nhưng hãy vì anh, xin em dối Mẹ điều này
Điều mà anh đã nhận được, bằng tấm thiệp giữa chiều biên giới.
Mẹ chỉ biết, lâu rồi em không tới,
Vì em buồn trong chuyện vắng xa anh.
Hình ảnh tấm thiệp cưới hiện lên có một cái gì đó thật bất nhẫn. Thiệp hồng tượng trưng cho niềm vui, cho hạnh phúc. Nhưng tấm thiệp mà người lính nhận được trong một chiều ở biên giới là tấm thiệp của đau thương, mất mát, ly tan. Chắc hẳn khi nhận được tấm thiệp ấy, anh đã chết lặng người đi trong tâm trạng đau đớn đến tột cùng. Nhưng anh đã nuốt lệ vào lòng, đã nén chặt nỗi đau thương mất mát vào tim, đã dấu đi sự thật bẽ bàng để người mẹ già của mình không phải buồn đau.
Ta hãy nghe anh nói tiếp:
Hè năm này, công việc ở trường xong,
Em thu xếp và xin chồng ít bữa.
Sợ mai mốt, anh không về được nữa
Mẹ sẽ buồn, vì hai đứa vẫn còn xa.
Ôi! Điều mong ước của anh giản dị mà sao tha thiết quá! Anh mong mỏi khi mùa hè tới, khi em đã xong công việc ở trường và thu xếp chuyện gia đình (kể cả chuyện xin phép chông), em hãy dành thời gian để ghé thăm mẹ anh, để mẹ không nên biết những gì phũ phàng đã xảy đến.
Khi cô gái đã có chồng, xin phép chồng về thăm gia đình người yêu cũ có lẽ là hơi khó. Nhưng có khó gì đâu khi anh đã nói ra lý do rất thực tế : “Sợ mai mốt, anh không về được nữa”. Hình như có cái gì đó vừa vỡ ra trong anh. Hình như anh lo sợ có thể anh sẽ không còn dịp nào gặp lại cô gái được nữa, không gặp được mẹ nữa. Bởi bất kỳ lúc nào anh cũng có thể ngã xuống bằng một viên đạn của kẻ thù. Như vậy mẹ sẽ rất buồn vì chưa được nhìn lại cảnh con trai hạnh phúc nên người mình yêu. Tấm lòng của anh dành cho mẹ mới chân thành, sâu sắc biết bao nhiêu. Tình cảm ấy sâu đậm đến nỗi khi đọc xong câu thơ rồi, dư âm của nó còn lắng đọng mãi trong lòng người đọc khiến ta cảm thấy nhói buốt ở trong tim.
Thấp thoáng đâu đây câu ca dao của dân gian:
Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm, tối viếng mới đành dạ con
Tấm lòng của anh là thế. Dù ở cách xa mẹ nhưng suy nghĩ của anh lúc nào cũng thường trực ở bên mẹ. Vì trách nhiệm của người trai thời chiến, anh cầm súng lên đường giết giặc để bảo vệ quê hương, nhưng lúc nào anh cũng cảm thấy thương mẹ và ray rứt vì mình đã không ở gần để giúp đỡ mẹ, an ủi mẹ trong lúc mẹ tuổi già xế bóng.
Khổ thơ cuối nói tiếp lên mong ước của anh:
Nếu có về, em hãy ghé qua,
Bảy ngày phép, anh nhờ em chút nhé,
Một buổi làm cơm rồi ta cùng ăn với Mẹ,
Cho Người vui trọn vẹn cuối cuộc đời.
Anh nhờ cô gái nếu ghé qua thì cứ làm như không có chuyện gì cả. Đôi trai gái sẽ vẫn nói cười vui vẻ, vẫn cùng nhau vào bếp nấu cơm như những lần nào. Rồi cả nhà sẽ cùng quây quần bên mâm cơm, cùng ăn với nhau một bữa cơm giản dị nhưng vô cùng vui vẻ, ấm cúng, êm đềm. Và như thế, ở chặng đường cuối của cuộc đời, người mẹ được sống trong niềm vui, trong hạnh phúc. Cái hình ảnh gia đình đầm ấm ấy làm bừng lên ngọn lửa yêu thương luôn chất chứa trong trái tim người mẹ.
Đọc khổ thơ này, mắt tôi tự nhiên cứ cay cay. Dù tôi là một người đàn ông trải đời và cũng có nhiếu cay đắng. Nhưng sao đọc lời thơ của Phanhoacan, lòng tôi bỗng chùng xuống và trái tim cứ nhói đau.
Nhớ có về... xin ghé lại em ơi...
Câu thơ cuối không chỉ là " nhờ" đơn thuần mà thực sự là một lời van xin. Lời van xin này tha thiết quá. Nó như một điệp khúc nhắc lại điều mong ước và cũng là nỗi niềm cháy bỏng của chàng trai. Nếu là việc của bản thân anh thì chắc có lẽ không bao giờ anh cất lời nài nỉ van xin đến khắc khoải như vậy. Nhưng vì Mẹ, anh đã làm tất cả. Lời anh nói với người yêu cũ thật nhẹ nhàng, đằm thắm mà sao nó cứ làm ta xa xót, nao nao…
Cả bài thơ là một lời khẩn cầu vang lên tha thiết đến cháy lòng. Trước lời khẩn cầu như vậy, chắc hẳn cô gái sẽ không lòng nào nỡ chối từ. Và tôi tin, dù có khó tính đến đâu thì khi biết được tâm trạng của chàng trai, chồng cô gái vẫn sẽ sẵn lòng để cô làm giúp cái việc mà người yêu cũ của cô gái đã nhờ.
Bài thơ như một bản tình ca thật buồn nhưng đẹp. Dù nó có làm ta đau đớn vì sự thật quá phũ phàng thì đống thời nó cũng làm ta cảm thấy ấm lòng vì yêu quý, vì ngường mộ tấm chân tình sâu nặng của một người con dành cho mẹ mình. Không những thế, qua bài thơ, ta còn thấy được tình yêu của người lính thật là đẹp. Anh đã yêu bằng cả trái tim mình, yêu bằng mối tình đầu của mình. Cô gái với anh là tất cả. Thế nhưng ngay cả khi cô không chờ đợi anh mà bỏ đi lấy chồng, anh vẫn không hề oán giận cô. Anh vẫn dành cho cô những tình cảm chân tình, nồng ấm, bao dung. Không lấy được nhau, anh coi cô như người bạn, người em gái. Tình cảm của anh, ngôi nhà của anh vẫn sẵn lòng mở rộng chào đón cô bất cứ lúc nào với tư cách là một người thân trở về thăm lại nhà mình.
Bài thơ không chỉ cho chúng ta cảm nhận được một câu chuyện rất bình thường nhưng cảm động thời chinh chiến mà qua đó nó còn khắc họa chân dung thật đẹp về nguời lính Cụ Hồ. Với Tổ Quốc, anh là người lính dũng cảm,trung kiên. Với mẹ già, anh là đứa con hiếu thảo, ngoan hiền. Với người yêu, anh là chàng trai nồng nàn, nhân từ, rộng lượng, bao dung…
Con đường đến với trái tim là đi từ trái tim. Thơ Phanhoacan đã nói dùm chúng ta điều ấy và đã để lại trong ta những dư vị thật khó phôi pha.
Phan hòa! Cám ơn bạn đã đem đến cho độc giả một bài thơ hay và thấm đẫm tình người!
16-11-2010
phamtrungkien
Hoa này phamtrungkien xin trân trọng tặng phanhoacan - một thi sĩ người lính mà tôi hân hạnh gặp được trong vnthidan và đồng cảm với thơ anh .
Nguồn: http://vi.netlog.com/go/out/url=http%3A%2F%2Fwww.vnthidan.net%2Fxin-nguoi-ghe-lai-mot-bai-tho-lam-lay-dong-long-nguoi-t3321.html
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)