Em thân yêu!
Anh viết cho em giữa buổi trời chiều,
Màu nắng ngã dài trên những cành cây trơ trọi.
Tiểu đội anh,
Cái tiểu đội mà em vẫn thường nghe nói,
Rất anh hùng trên điểm chốt biên cương.
Có hai thằng đang bị trọng thương,
Và một đứa đã nằm lại dọc đường lên chốt.
Chúng anh đều đang ở tuổi đời hai mốt,
Thằng Hùng đất Quảng, Vị Xuyên
Thằng Nam cuối miền Thuận Hải,
Thằng Duy Quảng Ngãi,
Thằng Khải Tuy Hòa,
Và chiều nay một chiếc ba lô,
Của thằng Long sẽ được đưa về Đà Nẵng.
Khi còn sống nó thường căn dặn:
Ngày thanh bình cho nó ghé lại Quy Nhơn,
Thăm bà chị có chồng đang ở tại Phước Sơn.
Em yêu quý!
Ở đây không có thời gian để ghi nhật ký,
Mai mốt nếu còn được về...
Anh sẽ kể em nghe
Chuyện Thằng Hùng đánh nổ một chiếc xe
Loại bọc thép tự hành của quân Trung Quốc.
Chuyện thằng Duy một mình đô vật
Với ba thằng giặc, súng tuốt lưỡi lê trần,
Và thằng Nam dụ địch đến gần,
Cho bảy đứa ăn luôn một quả.
Chỉ có chiến công của thằng Khải là hơi khác lạ,
Cởi quần dài cột mấy tù binh.
Em yêu ơi!
Cho anh xin, không kể chiến tích của mình
Để em đừng bao giờ biết
Bàn tay này đã vấy máu chiến chinh.
Anh muốn bàn tay anh,
Chỉ dành riêng để hái hoa hồng
Cài lên mái tóc người yêu nhỏ,
Cho thỏa lòng nhớ mong.
Thôi em ơi!
Đó những vần thơ lính,
Viết cho em giữa một giây yên tĩnh
Chúng anh được ngồi dưới chiến hào, nhấm nháp miếng lương khô,
Cũng có thể lát nữa đây nó sẽ hóa thành mồ,
Chôn chung tiểu đội.
Em yêu ơi, cho anh vạn lời xin lỗi
Vì bức thư tình chỉ nói đến chết chóc, đau thương.
Tha lỗi cho anh,
Bởi đây là gía trị máu xương,
Mong em cũng đừng quên những năm tháng bình yên nơi đó.
Cuộc sống màu xanh và tình yêu màu đỏ,
Có khi là màu trắng nửa em ơi,
Thư hôm nay vắng mất những lời
Tha thiết, ái ân như hồi còn đi học,
Em cứ đọc
Nhưng đừng bao giờ khóc
Hãy để dành cho hạnh phúc mai sau.
Ngày thanh bình khô lệ chúc mừng nhau
Ta mới hiểu đó thật là hạnh phúc.
Cho anh gởi về em muôn vàn câu cầu chúc
Với gia đình, bè bạn, quê hương...
Em hãy thay anh hôn dùm tất cả
Những cánh hoa me vừa rụng xuống sân trường.
Tạm biệt em,
Hẹn ngày trở lại
Dẫu rằng trên những cánh thư sau
Cho anh hôn lên môi người con gái,
Những nụ hôn như cái thuở ban đầu,
Và hãy cười lên này,
Người yêu của...
Anh yêu.
Phan Hòa
LỜI BÌNH CỦA BẠN phamtrungkien:
Cái tựa bài thơ đã gợi cho tôi một chút tò mò. Thư tình của lính chắc hẳn phải khác với thư tình của người bình thường? Khác bởi họ là …lính mà!
Với suy nghĩ đó, tôi hồ hởi đọc bài thơ. Càng đọc, tôi càng bị cuốn hút vào dòng chảy cuồn cuộn những cảm xúc vừa bi thương, vừa hào hùng của tác giả.
Dòng đầu tiên vẫn là lời xưng hô như bao lá thư tình khác mà những người yêu nhau vẫn thường viết cho nhau : “Em thân yêu!”
Nhưng sau lời xưng hô thân mật vốn rất quen thuộc ấy, nội dung lá thư lại làm người đọc cảm thấy bất ngờ. Bất ngờ vì những điều tác giả nói với người yêu của mình không phải là những lời yêu đương nồng nàn tha thiết, không phải nỗi nhớ nhung cháy bỏng , không phải những kỷ niệm riêng tư giữa hai người được đem ra nhắc lại. Nội dung của lá thư, trước tiên, tác giả dành để kể về đồng đội của mình:
Em thân yêu!
Anh viết cho em giữa buổi trời chiều,
Màu nắng ngã dài trên những cành cây trơ trọi.
Tiểu đội anh,
Cái tiểu đội mà em vẫn thường nghe nói,
Rất anh hùng trên điểm chốt biên cương.
Có hai thằng đang bị trọng thương,
Và một đứa đã nằm lại dọc đường lên chốt.
Chúng anh đều đang ở tuổi đời hai mốt,
Thằng Hùng đất Quảng, Vị Xuyên
Thằng Nam cuối miền Thuận Hải,
Thằng Duy Quảng Ngãi,
Thằng Khải Tuy Hòa,
Và chiều nay một chiếc ba lô,
Của thằng Long sẽ được đưa về Đà Nẵng.
Khi còn sống nó thường căn dặn:
Ngày thanh bình cho nó ghé lại Quy Nhơn,
Thăm bà chị có chồng đang ở tại Phước Sơn.
Bối cảnh khi tác giả viết thư là vào “ giữa buổi trời chiều”, khi mà nắng đã “ngã dài trên những cành cây trơ trọi”. Hình ảnh “những cành cây trơ trọi” giúp người đọc hình dung ra một khung cảnh hoang tàn, đổ nát sau một cuộc ác chiến vừa diễn ra. Cái tiểu đội anh hùng của tác giả vừa trải qua một trận chiến đấu ác liệt với quân thù họ và cũng phải chịu tổn thất đau lòng:
Có hai thằng đang bị trọng thương,
Và một đứa đã nằm lại dọc đường lên chốt.
…
Và chiều nay một chiếc ba lô,
Của thằng Long sẽ được đưa về Đà Nẵng….
Những người bạn, người đồng chí, đồng đội của tác giả đã ngã xuống trong trận đánh vừa rồi. Họ, mỗi người một quê nhưng đã từng sống, chiến đấu cùng nhau trong một tiểu đội. Họ đã từng yêu thương, gắn bó với nhau hơn cả anh em ruột thịt trong nhà. Thế mà vừa mới đây thôi, nhiều người trong số họ đã ngã xuống ngay trước mắt tác giả.Họ ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ : “Chúng anh đều đang ở tuổi đời hai mốt,”
Tuổi 21 là lứa tuổi tươi đẹp nhất của đời người với biết bao hoài bão, ước mơ, hy vọng. Thế nhưng tất cả với họ đã ngừng lại, họ đã ra đi, đã ngã xuống vì Tổ Quốc thân yêu.
Họ ngã xuống sau khi đã lập được những chiến công hiển hách:
Em yêu quý!
Ở đây không có thời gian để ghi nhật ký,
Mai mốt nếu còn được về...
Anh sẽ kể em nghe
Chuyện Thằng Hùng đánh nổ một chiếc xe
Loại bọc thép tự hành của quân Trung Quốc.
Chuyện thằng Duy một mình đô vật
Với ba thằng giặc, súng tuốt lưỡi lê trần,
Và thằng Nam dụ địch đến gần,
Cho bảy đứa ăn luôn một quả.
Chỉ có chiến công của thằng Khải là hơi khác lạ,
Cởi quần dài cột mấy tù binh.
Tác giả kể về những chiến công của tiểu đội với giọng thật tự hào và trân trọng. Qua đoạn thơ, hình ảnh người lính hiện lên thật giản dị nhưng cũng thật oai hùng. Bằng lòng yêu nước, ý chí quật cường, họ đã chiến đấu với kẻ thù có vũ khí mạnh hơn mình nhiều và đã lập chiến công thật là vẻ vang. Trong chiến công chung của tiểu đội, có chiến công của tác giả. Thế nhưng:
Em yêu ơi!
Cho anh xin, không kể chiến tích của mình
Tác giả đã không kể về chiến tích của mình. Vì sao?
Để em đừng bao giờ biết
Bàn tay này đã vấy máu chiến chinh.
Anh muốn bàn tay anh,
Chỉ dành riêng để hái hoa hồng
Cài lên mái tóc người yêu nhỏ,
Cho thỏa lòng nhớ mong.
Ôi! Tâm hồn của người lính Việt Nam mới cao đẹp làm sao! Phận nam nhi, khi Tổ Quốc bị lâm nguy, những người trai trẻ đã xếp bút nghiên lên đường cầm súng giết giặc bảo vệ quê hương. Ra trận, là người lính, nhiệm vụ của họ là phải nổ súng tiêu diệt kẻ thù. Thế nhưng trong lòng họ có muốn thế đâu? Họ có muốn xả súng bắn giết ai đâu? Họ cảm thấy đau đớn khi bàn tay mình vấy máu đồng loại, cho dù đó là máu của kẻ thù. Bàn tay của họ chỉ muốn:
“Chỉ dành riêng để hái hoa hồng
Cài lên mái tóc người yêu nhỏ,”
Phải, bàn tay của họ chỉ muốn để đem lại tình yêu, hạnh phúc, chỉ dành để làm những cử chỉ yêu thương chứ ko phải để đi giết chóc. Thế nhưng họ vẫn phải làm cái việc mà họ ko hề muốn.
Thương quá đi thôi, những con người lỡ sinh trong thời chinh chiến. Bi kịch của chiến tranh chính là ở chỗ này đây. Đã là người lương thiện, ai cũng mong có một cuộc sống bình yên trong vòng tay ấm áp của gia đình, trong tình thương yêu của người thân và đồng loại. Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói:
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau…
Thế nhưng những thế lực bạo tàn không cho con người được sống trong bình yên và hạnh phúc. Chúng đã gây ra chiến tranh để con người phải bắn giết lẫn nhau. Chiến tranh và tình yêu là hai phạm trù hoàn toàn đối lập nhau. Nếu tình yêu là khởi nguồn của sự sống thì chiến tranh lại hủy diệt sự sống. Nếu tình yêu là biểu tượng của lòng nhân ái cao đẹp, của tính người thì chiến tranh là sự bạo tàn và vô nhân tính.
Theo tôi, khổ thơ này chính là điểm nhấn và là chủ đề cơ bản của cả bài thơ. Hình ảnh “hoa hồng” được tác giả sử dụng thật hay và đắt. Hoa hồng tượng trưng cho tình yêu và hạnh phúc. Trong khung cảnh hoang tàn, đổ nát và tanh nồng mùi máu, hình ảnh hoa hồng hiện lên như một quầng lửa lung linh của lòng nhân ái bao la. Với khổ thơ này, Phan Hòa đả lột tả được một cách đơn sơ nhưng đầy đủ nhất vẻ đẹp tâm hồn của người lính, tâm hồn của con người Việt Nam . Cho dù ngay cả khi phải cầm súng thì trong lòng họ vẫn thực sự căm ghét chiến tranh và luôn chứa chất khát vọng hòa bình.
Tôi chợt nhớ tới một câu trong bài “ Bài ca người lính” của Diệp Minh Tuyền : “ Mặc dù mình rất thích hoa hồng, kẻ thù buộc ta ôm cây súng…”
Con người Việt Nam ta là như thế đấy, luôn hiền hòa như củ sắn , củ khoai, luôn mong muốn được sống trong bình yên, hạnh phúc. Nhưng khi kẻ thù đến xâm lược thì họ sẵn sàng đứng lên chống lại một cách ngoan cường. Mặc dù vậy, trong sâu thẳm tâm hồn họ, vẫn là khát vọng hòa bình và lòng nhân ái thiết tha.
Chúng ta hãy nghe tác giả tâm sự tiếp với người yêu:
Thôi em ơi!
Đó những vần thơ lính,
Viết cho em giữa một giây yên tĩnh
Chúng anh được ngồi dưới chiến hào, nhấm nháp miếng lương khô,
Cũng có thể lát nữa đây nó sẽ hóa thành mồ,
Chôn chung tiểu đội.
Chàng trai viết thư cho người yêu trong khoảng trống giữa hai trận đánh. Cái phút giây yên tĩnh trên chiến trường giữa hai trận đánh mới đáng quý làm sao mà cũng đáng sợ làm sao! Tôi chưa từng đi lính nhưng tôi đã nghe nhiều người am hiểu về chiến trận nói rằng: Phút giậy yên tĩnh giữa hai trận đánh hoàn toàn không hề là những phút giây bình an, thư thái mà là những phút giây cực kỳ nặng nề và căng thẳng. Bởi sự im lặng trong khoảnh khắc đó là để báo trước một trận đánh mới diễn ra ác liệt hơn nhiều. Đó là sự im lặng bị bao trùm lên bởi sự nguy hiểm, chết chóc ko lường trước được. Thế nhưng, chính trong phút giây nặng nề đến ngột ngạt ấy, những người lính vẫn hết sức bình tĩnh “ngồi dưới chiến hào, nhấm nháp miếng lương khô” như chẳng có chuyện gì xảy ra cả mặc dù họ biết rằng:
Cũng có thể lát nữa đây nó sẽ hóa thành mồ,
Chôn chung tiểu đội.
Ôi! Các anh lính trẻ ơi! Sao các anh lại dũng cảm, ngoan cường đến vậy? Các anh biết rằng, chỉ chút nữa thôi, các anh có thể sẽ nằm xuống vĩnh viễn nơi này, thế nhưng các anh vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Có phải các anh không sợ chết? Không, các anh cũng là người, mà lại là những người đang lứa tuổi 20, các anh cũng muốn sống. Đã là con người, không ai lại không sợ chết cả. Thế nhưng các anh sẵn sàng đón nhận cái chết, đón nhận sự hy sinh chỉ vì các anh đã chiến đấu vì niềm tin, vì lý tưởng. Chỉ có vì lý tưởng, người ta mới dám đón nhận cái chết một cách bình thản như vậy. Thật đáng khâm phục biết bao!
Chút nữa đây, có thể người viết lá thư này cũng sẽ hy sinh. Nhưng anh không bận tâm đến điều ấy. Lời anh cất lên với người yêu thật ngọt ngào, tha thiết biết bao nhiêu:
Em yêu ơi, cho anh vạn lời xin lỗi
Vì bức thư tình chỉ nói đến chết chóc, đau thương.
Tha lỗi cho anh,
Bởi đây là gía trị máu xương,
Mong em cũng đừng quên những năm tháng bình yên nơi đó.
Phải, viết thư cho người yêu, người ta chỉ muốn nói những lời yêu thương nồng cháy chứ có ai muốn nói đến chết chóc bao giờ. Nhưng tác giả vẫn phải nói bởi tác giả muốn người yêu mình hiểu được rằng: Để có những năm tháng bình yên nơi quê nhà, bao máu xương đã đổ xuống nơi vùng biên cương của Tổ Quốc.
Cuộc sống màu xanh và tình yêu màu đỏ,
Có khi là màu trắng nữa em ơi,
Màu xanh tượng trưng cho sự sống, màu đỏ tượng trưng cho tình yêu. Thế nhưng tình yêu có khi phải mang màu trắng nữa. Bằng hình ảnh ẩn dụ, tác giả đã diễn tả được những điều mình muốn nói một cách thật sâu sắc. Màu trắng chính là màu của tang tóc, đau thương khi mà chiến tranh đã hủy diệt tình yêu, khi mà những trái tim yêu nóng bỏng của lứa tuổi hai mươi đã ra đi khi tuổi đời đẹp nhất. Bao người mẹ, người vợ, người con đã phải mang trên đầu mình vành khăn tang trắng khi người thân của họ ngã xuống giữa chiến trường. Thế đấy, sự bình yên của chúng ta luôn được đổi bằng máu, đúng như Tố Hữu đã nói : “Ai tính được giá một ngày xuân đẹp…”
Thư hôm nay vắng mất những lời
Tha thiết, ái ân như hồi còn đi học,
Âm điệu câu thơ như chùng xuống. Đọc hai câu này, lòng tôi cảm thấy rưng rưng…. Thương quá đi thôi, bi kịch của con người. Những anh chàng thư sinh với một cái đầu đầy hoài bão, ước mơ và một trái tim tràn đầy nhiệt huyết. Thế mà các anh đã bị chiến tranh cuốn vào guồng máy của nó với tất cả sự bạo tàn để rồi lá thư tình gửi cho người yêu cũng dính đầy mùi thuốc súng.
Thế nhưng, đọc khổ thơ tiếp theo, lòng tôi lại cảm thấy thư thái, trấn tĩnh hơn nhiều:
Em cứ đọc
Nhưng đừng bao giờ khóc
Hãy để dành cho hạnh phúc mai sau.
Ngày thanh bình khô lệ chúc mừng nhau
Ta mới hiểu đó thật là hạnh phúc.
Cho anh gởi về em muôn vàn câu cầu chúc
Với gia đình, bè bạn, quê hương...
Em hãy thay anh hôn dùm tất cả
Những cánh hoa me vừa rụng xuống sân trường.
Đây mới chính là bản chất của người lính Cụ Hồ, luôn yêu đời, lạc quan dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Sau khi kể cho người yêu nghe những gì mình và đồng đội vừa trải qua, chàng trai đã động viên, an ủi người yêu mình và khích lệ cô tin tưởng vào ngày thắng lợi, vào ngày mai tươi sáng với một cuộc sống bình yên và hạnh phúc. Hình ảnh : “Em hãy thay anh hôn dùm tất cả. Những cánh hoa me vừa rụng xuống sân trường” thật lãng mạn và đáng yêu vô cùng. Cái chủ nghĩa lãng mạn cách mạng đã thực sự ngấm sâu trong máu thịt của người lính giúp họ có một cái nhìn rất tích cực với cuộc sống xung quanh.
Tạm biệt em,
Hẹn ngày trở lại
Dẫu rằng trên những cánh thư sau
Cho anh hôn lên môi người con gái,
Những nụ hôn như cái thuở ban đầu,
Và hãy cười lên này,
Người yêu của...
Anh yêu!
Khổ cuối khép lại như một lời hẹn ước của tình yêu thắm nồng và chung thủy. Dù đang cận kề với cái chết, người lính vẫn tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng và hạnh phúc. Chính niềm tin, lòng lạc quan yêu đời, sự xác định rõ mục dích chiến đấu của mình là vũ khí mạnh nhất giúp người lính luôn chiến thắng kẻ thù.
Trong cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược của chúng ta, không ít lứa đôi đã tạm biệt nhau, cầm súng lên đường và có người đã không trở về, nhưng niềm tin về hạnh phúc, về tình yêu thì mỗi con người đã giữ trong mình trọn vẹn.
Nhìn lại toàn bộ bài thơ, ta thấy tác giả đã dùng lối tự sự với tứ thơ nhất quán, mượn cớ viết thư cho người yêu để chuyển tải nhửng cảm xúc của mình làm cho tư tưởng chủ đề của bài thơ hiện lên rất rõ.
Cách nhìn của người lính trong BỨC THƯ TÌNH CỦA LÍNH không chỉ đơn giản là cách nhìn của một cá nhân mà nó còn đại diện cho tinh hoa và khí phách , phẩm chất và ý chí của toàn dân tộc ta. Bài thơ đã phản ánh được tâm hồn cao đẹp của người chiến sĩ trong hoàn cảnh chiến trường khốc liệt. Đó là những con người có lòng yêu nước bao la, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc đồng thời trong lồng ngực họ luôn chứa đựng một trái tim thiết tha yêu hòa bình, lòng nhân ái, vị tha…
Theo tôi, bài BỨC THƯ TÌNH CỦA LÍNH của Phan Hòa là một bài thơ vừa mang đậm tính sử thi vừa tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Nó như một khúc ca bi thương nhưng tráng lệ mà nhân vật trong đó chính là những con người hết sức bình dị hiền lành nhưng cũng vô cùng kiên cường, dũng mãnh. Bài thơ vừa mang tính hiện thực vừa mang tính lãng mạn rất cao. Đây thực sự là một bài thơ có giá trị cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Nó bao hàm tính cách mạng và tính nhân văn sâu sắc.
Phan Hòa ơi! Tôi yêu tâm hồn những người lính như bạn, tôi yêu những bài thơ bi hùng của bạn. Cám ơn bạn đã đem đến cho đời những đóa hoa thơ bình dị mà luôn tỏa ngát hương.
Tôi xin gửi tặng những bông hoa đẹp này đến các chiến sỹ vô cùng thương mến của chúng ta!
26-1-2011
phamtrungkien
Anh viết cho em giữa buổi trời chiều,
Màu nắng ngã dài trên những cành cây trơ trọi.
Tiểu đội anh,
Cái tiểu đội mà em vẫn thường nghe nói,
Rất anh hùng trên điểm chốt biên cương.
Có hai thằng đang bị trọng thương,
Và một đứa đã nằm lại dọc đường lên chốt.
Chúng anh đều đang ở tuổi đời hai mốt,
Thằng Hùng đất Quảng, Vị Xuyên
Thằng Nam cuối miền Thuận Hải,
Thằng Duy Quảng Ngãi,
Thằng Khải Tuy Hòa,
Và chiều nay một chiếc ba lô,
Của thằng Long sẽ được đưa về Đà Nẵng.
Khi còn sống nó thường căn dặn:
Ngày thanh bình cho nó ghé lại Quy Nhơn,
Thăm bà chị có chồng đang ở tại Phước Sơn.
Em yêu quý!
Ở đây không có thời gian để ghi nhật ký,
Mai mốt nếu còn được về...
Anh sẽ kể em nghe
Chuyện Thằng Hùng đánh nổ một chiếc xe
Loại bọc thép tự hành của quân Trung Quốc.
Chuyện thằng Duy một mình đô vật
Với ba thằng giặc, súng tuốt lưỡi lê trần,
Và thằng Nam dụ địch đến gần,
Cho bảy đứa ăn luôn một quả.
Chỉ có chiến công của thằng Khải là hơi khác lạ,
Cởi quần dài cột mấy tù binh.
Em yêu ơi!
Cho anh xin, không kể chiến tích của mình
Để em đừng bao giờ biết
Bàn tay này đã vấy máu chiến chinh.
Anh muốn bàn tay anh,
Chỉ dành riêng để hái hoa hồng
Cài lên mái tóc người yêu nhỏ,
Cho thỏa lòng nhớ mong.
Thôi em ơi!
Đó những vần thơ lính,
Viết cho em giữa một giây yên tĩnh
Chúng anh được ngồi dưới chiến hào, nhấm nháp miếng lương khô,
Cũng có thể lát nữa đây nó sẽ hóa thành mồ,
Chôn chung tiểu đội.
Em yêu ơi, cho anh vạn lời xin lỗi
Vì bức thư tình chỉ nói đến chết chóc, đau thương.
Tha lỗi cho anh,
Bởi đây là gía trị máu xương,
Mong em cũng đừng quên những năm tháng bình yên nơi đó.
Cuộc sống màu xanh và tình yêu màu đỏ,
Có khi là màu trắng nửa em ơi,
Thư hôm nay vắng mất những lời
Tha thiết, ái ân như hồi còn đi học,
Em cứ đọc
Nhưng đừng bao giờ khóc
Hãy để dành cho hạnh phúc mai sau.
Ngày thanh bình khô lệ chúc mừng nhau
Ta mới hiểu đó thật là hạnh phúc.
Cho anh gởi về em muôn vàn câu cầu chúc
Với gia đình, bè bạn, quê hương...
Em hãy thay anh hôn dùm tất cả
Những cánh hoa me vừa rụng xuống sân trường.
Tạm biệt em,
Hẹn ngày trở lại
Dẫu rằng trên những cánh thư sau
Cho anh hôn lên môi người con gái,
Những nụ hôn như cái thuở ban đầu,
Và hãy cười lên này,
Người yêu của...
Anh yêu.
Phan Hòa
LỜI BÌNH CỦA BẠN phamtrungkien:
Cái tựa bài thơ đã gợi cho tôi một chút tò mò. Thư tình của lính chắc hẳn phải khác với thư tình của người bình thường? Khác bởi họ là …lính mà!
Với suy nghĩ đó, tôi hồ hởi đọc bài thơ. Càng đọc, tôi càng bị cuốn hút vào dòng chảy cuồn cuộn những cảm xúc vừa bi thương, vừa hào hùng của tác giả.
Dòng đầu tiên vẫn là lời xưng hô như bao lá thư tình khác mà những người yêu nhau vẫn thường viết cho nhau : “Em thân yêu!”
Nhưng sau lời xưng hô thân mật vốn rất quen thuộc ấy, nội dung lá thư lại làm người đọc cảm thấy bất ngờ. Bất ngờ vì những điều tác giả nói với người yêu của mình không phải là những lời yêu đương nồng nàn tha thiết, không phải nỗi nhớ nhung cháy bỏng , không phải những kỷ niệm riêng tư giữa hai người được đem ra nhắc lại. Nội dung của lá thư, trước tiên, tác giả dành để kể về đồng đội của mình:
Em thân yêu!
Anh viết cho em giữa buổi trời chiều,
Màu nắng ngã dài trên những cành cây trơ trọi.
Tiểu đội anh,
Cái tiểu đội mà em vẫn thường nghe nói,
Rất anh hùng trên điểm chốt biên cương.
Có hai thằng đang bị trọng thương,
Và một đứa đã nằm lại dọc đường lên chốt.
Chúng anh đều đang ở tuổi đời hai mốt,
Thằng Hùng đất Quảng, Vị Xuyên
Thằng Nam cuối miền Thuận Hải,
Thằng Duy Quảng Ngãi,
Thằng Khải Tuy Hòa,
Và chiều nay một chiếc ba lô,
Của thằng Long sẽ được đưa về Đà Nẵng.
Khi còn sống nó thường căn dặn:
Ngày thanh bình cho nó ghé lại Quy Nhơn,
Thăm bà chị có chồng đang ở tại Phước Sơn.
Bối cảnh khi tác giả viết thư là vào “ giữa buổi trời chiều”, khi mà nắng đã “ngã dài trên những cành cây trơ trọi”. Hình ảnh “những cành cây trơ trọi” giúp người đọc hình dung ra một khung cảnh hoang tàn, đổ nát sau một cuộc ác chiến vừa diễn ra. Cái tiểu đội anh hùng của tác giả vừa trải qua một trận chiến đấu ác liệt với quân thù họ và cũng phải chịu tổn thất đau lòng:
Có hai thằng đang bị trọng thương,
Và một đứa đã nằm lại dọc đường lên chốt.
…
Và chiều nay một chiếc ba lô,
Của thằng Long sẽ được đưa về Đà Nẵng….
Những người bạn, người đồng chí, đồng đội của tác giả đã ngã xuống trong trận đánh vừa rồi. Họ, mỗi người một quê nhưng đã từng sống, chiến đấu cùng nhau trong một tiểu đội. Họ đã từng yêu thương, gắn bó với nhau hơn cả anh em ruột thịt trong nhà. Thế mà vừa mới đây thôi, nhiều người trong số họ đã ngã xuống ngay trước mắt tác giả.Họ ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ : “Chúng anh đều đang ở tuổi đời hai mốt,”
Tuổi 21 là lứa tuổi tươi đẹp nhất của đời người với biết bao hoài bão, ước mơ, hy vọng. Thế nhưng tất cả với họ đã ngừng lại, họ đã ra đi, đã ngã xuống vì Tổ Quốc thân yêu.
Họ ngã xuống sau khi đã lập được những chiến công hiển hách:
Em yêu quý!
Ở đây không có thời gian để ghi nhật ký,
Mai mốt nếu còn được về...
Anh sẽ kể em nghe
Chuyện Thằng Hùng đánh nổ một chiếc xe
Loại bọc thép tự hành của quân Trung Quốc.
Chuyện thằng Duy một mình đô vật
Với ba thằng giặc, súng tuốt lưỡi lê trần,
Và thằng Nam dụ địch đến gần,
Cho bảy đứa ăn luôn một quả.
Chỉ có chiến công của thằng Khải là hơi khác lạ,
Cởi quần dài cột mấy tù binh.
Tác giả kể về những chiến công của tiểu đội với giọng thật tự hào và trân trọng. Qua đoạn thơ, hình ảnh người lính hiện lên thật giản dị nhưng cũng thật oai hùng. Bằng lòng yêu nước, ý chí quật cường, họ đã chiến đấu với kẻ thù có vũ khí mạnh hơn mình nhiều và đã lập chiến công thật là vẻ vang. Trong chiến công chung của tiểu đội, có chiến công của tác giả. Thế nhưng:
Em yêu ơi!
Cho anh xin, không kể chiến tích của mình
Tác giả đã không kể về chiến tích của mình. Vì sao?
Để em đừng bao giờ biết
Bàn tay này đã vấy máu chiến chinh.
Anh muốn bàn tay anh,
Chỉ dành riêng để hái hoa hồng
Cài lên mái tóc người yêu nhỏ,
Cho thỏa lòng nhớ mong.
Ôi! Tâm hồn của người lính Việt Nam mới cao đẹp làm sao! Phận nam nhi, khi Tổ Quốc bị lâm nguy, những người trai trẻ đã xếp bút nghiên lên đường cầm súng giết giặc bảo vệ quê hương. Ra trận, là người lính, nhiệm vụ của họ là phải nổ súng tiêu diệt kẻ thù. Thế nhưng trong lòng họ có muốn thế đâu? Họ có muốn xả súng bắn giết ai đâu? Họ cảm thấy đau đớn khi bàn tay mình vấy máu đồng loại, cho dù đó là máu của kẻ thù. Bàn tay của họ chỉ muốn:
“Chỉ dành riêng để hái hoa hồng
Cài lên mái tóc người yêu nhỏ,”
Phải, bàn tay của họ chỉ muốn để đem lại tình yêu, hạnh phúc, chỉ dành để làm những cử chỉ yêu thương chứ ko phải để đi giết chóc. Thế nhưng họ vẫn phải làm cái việc mà họ ko hề muốn.
Thương quá đi thôi, những con người lỡ sinh trong thời chinh chiến. Bi kịch của chiến tranh chính là ở chỗ này đây. Đã là người lương thiện, ai cũng mong có một cuộc sống bình yên trong vòng tay ấm áp của gia đình, trong tình thương yêu của người thân và đồng loại. Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói:
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau…
Thế nhưng những thế lực bạo tàn không cho con người được sống trong bình yên và hạnh phúc. Chúng đã gây ra chiến tranh để con người phải bắn giết lẫn nhau. Chiến tranh và tình yêu là hai phạm trù hoàn toàn đối lập nhau. Nếu tình yêu là khởi nguồn của sự sống thì chiến tranh lại hủy diệt sự sống. Nếu tình yêu là biểu tượng của lòng nhân ái cao đẹp, của tính người thì chiến tranh là sự bạo tàn và vô nhân tính.
Theo tôi, khổ thơ này chính là điểm nhấn và là chủ đề cơ bản của cả bài thơ. Hình ảnh “hoa hồng” được tác giả sử dụng thật hay và đắt. Hoa hồng tượng trưng cho tình yêu và hạnh phúc. Trong khung cảnh hoang tàn, đổ nát và tanh nồng mùi máu, hình ảnh hoa hồng hiện lên như một quầng lửa lung linh của lòng nhân ái bao la. Với khổ thơ này, Phan Hòa đả lột tả được một cách đơn sơ nhưng đầy đủ nhất vẻ đẹp tâm hồn của người lính, tâm hồn của con người Việt Nam . Cho dù ngay cả khi phải cầm súng thì trong lòng họ vẫn thực sự căm ghét chiến tranh và luôn chứa chất khát vọng hòa bình.
Tôi chợt nhớ tới một câu trong bài “ Bài ca người lính” của Diệp Minh Tuyền : “ Mặc dù mình rất thích hoa hồng, kẻ thù buộc ta ôm cây súng…”
Con người Việt Nam ta là như thế đấy, luôn hiền hòa như củ sắn , củ khoai, luôn mong muốn được sống trong bình yên, hạnh phúc. Nhưng khi kẻ thù đến xâm lược thì họ sẵn sàng đứng lên chống lại một cách ngoan cường. Mặc dù vậy, trong sâu thẳm tâm hồn họ, vẫn là khát vọng hòa bình và lòng nhân ái thiết tha.
Chúng ta hãy nghe tác giả tâm sự tiếp với người yêu:
Thôi em ơi!
Đó những vần thơ lính,
Viết cho em giữa một giây yên tĩnh
Chúng anh được ngồi dưới chiến hào, nhấm nháp miếng lương khô,
Cũng có thể lát nữa đây nó sẽ hóa thành mồ,
Chôn chung tiểu đội.
Chàng trai viết thư cho người yêu trong khoảng trống giữa hai trận đánh. Cái phút giây yên tĩnh trên chiến trường giữa hai trận đánh mới đáng quý làm sao mà cũng đáng sợ làm sao! Tôi chưa từng đi lính nhưng tôi đã nghe nhiều người am hiểu về chiến trận nói rằng: Phút giậy yên tĩnh giữa hai trận đánh hoàn toàn không hề là những phút giây bình an, thư thái mà là những phút giây cực kỳ nặng nề và căng thẳng. Bởi sự im lặng trong khoảnh khắc đó là để báo trước một trận đánh mới diễn ra ác liệt hơn nhiều. Đó là sự im lặng bị bao trùm lên bởi sự nguy hiểm, chết chóc ko lường trước được. Thế nhưng, chính trong phút giây nặng nề đến ngột ngạt ấy, những người lính vẫn hết sức bình tĩnh “ngồi dưới chiến hào, nhấm nháp miếng lương khô” như chẳng có chuyện gì xảy ra cả mặc dù họ biết rằng:
Cũng có thể lát nữa đây nó sẽ hóa thành mồ,
Chôn chung tiểu đội.
Ôi! Các anh lính trẻ ơi! Sao các anh lại dũng cảm, ngoan cường đến vậy? Các anh biết rằng, chỉ chút nữa thôi, các anh có thể sẽ nằm xuống vĩnh viễn nơi này, thế nhưng các anh vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Có phải các anh không sợ chết? Không, các anh cũng là người, mà lại là những người đang lứa tuổi 20, các anh cũng muốn sống. Đã là con người, không ai lại không sợ chết cả. Thế nhưng các anh sẵn sàng đón nhận cái chết, đón nhận sự hy sinh chỉ vì các anh đã chiến đấu vì niềm tin, vì lý tưởng. Chỉ có vì lý tưởng, người ta mới dám đón nhận cái chết một cách bình thản như vậy. Thật đáng khâm phục biết bao!
Chút nữa đây, có thể người viết lá thư này cũng sẽ hy sinh. Nhưng anh không bận tâm đến điều ấy. Lời anh cất lên với người yêu thật ngọt ngào, tha thiết biết bao nhiêu:
Em yêu ơi, cho anh vạn lời xin lỗi
Vì bức thư tình chỉ nói đến chết chóc, đau thương.
Tha lỗi cho anh,
Bởi đây là gía trị máu xương,
Mong em cũng đừng quên những năm tháng bình yên nơi đó.
Phải, viết thư cho người yêu, người ta chỉ muốn nói những lời yêu thương nồng cháy chứ có ai muốn nói đến chết chóc bao giờ. Nhưng tác giả vẫn phải nói bởi tác giả muốn người yêu mình hiểu được rằng: Để có những năm tháng bình yên nơi quê nhà, bao máu xương đã đổ xuống nơi vùng biên cương của Tổ Quốc.
Cuộc sống màu xanh và tình yêu màu đỏ,
Có khi là màu trắng nữa em ơi,
Màu xanh tượng trưng cho sự sống, màu đỏ tượng trưng cho tình yêu. Thế nhưng tình yêu có khi phải mang màu trắng nữa. Bằng hình ảnh ẩn dụ, tác giả đã diễn tả được những điều mình muốn nói một cách thật sâu sắc. Màu trắng chính là màu của tang tóc, đau thương khi mà chiến tranh đã hủy diệt tình yêu, khi mà những trái tim yêu nóng bỏng của lứa tuổi hai mươi đã ra đi khi tuổi đời đẹp nhất. Bao người mẹ, người vợ, người con đã phải mang trên đầu mình vành khăn tang trắng khi người thân của họ ngã xuống giữa chiến trường. Thế đấy, sự bình yên của chúng ta luôn được đổi bằng máu, đúng như Tố Hữu đã nói : “Ai tính được giá một ngày xuân đẹp…”
Thư hôm nay vắng mất những lời
Tha thiết, ái ân như hồi còn đi học,
Âm điệu câu thơ như chùng xuống. Đọc hai câu này, lòng tôi cảm thấy rưng rưng…. Thương quá đi thôi, bi kịch của con người. Những anh chàng thư sinh với một cái đầu đầy hoài bão, ước mơ và một trái tim tràn đầy nhiệt huyết. Thế mà các anh đã bị chiến tranh cuốn vào guồng máy của nó với tất cả sự bạo tàn để rồi lá thư tình gửi cho người yêu cũng dính đầy mùi thuốc súng.
Thế nhưng, đọc khổ thơ tiếp theo, lòng tôi lại cảm thấy thư thái, trấn tĩnh hơn nhiều:
Em cứ đọc
Nhưng đừng bao giờ khóc
Hãy để dành cho hạnh phúc mai sau.
Ngày thanh bình khô lệ chúc mừng nhau
Ta mới hiểu đó thật là hạnh phúc.
Cho anh gởi về em muôn vàn câu cầu chúc
Với gia đình, bè bạn, quê hương...
Em hãy thay anh hôn dùm tất cả
Những cánh hoa me vừa rụng xuống sân trường.
Đây mới chính là bản chất của người lính Cụ Hồ, luôn yêu đời, lạc quan dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Sau khi kể cho người yêu nghe những gì mình và đồng đội vừa trải qua, chàng trai đã động viên, an ủi người yêu mình và khích lệ cô tin tưởng vào ngày thắng lợi, vào ngày mai tươi sáng với một cuộc sống bình yên và hạnh phúc. Hình ảnh : “Em hãy thay anh hôn dùm tất cả. Những cánh hoa me vừa rụng xuống sân trường” thật lãng mạn và đáng yêu vô cùng. Cái chủ nghĩa lãng mạn cách mạng đã thực sự ngấm sâu trong máu thịt của người lính giúp họ có một cái nhìn rất tích cực với cuộc sống xung quanh.
Tạm biệt em,
Hẹn ngày trở lại
Dẫu rằng trên những cánh thư sau
Cho anh hôn lên môi người con gái,
Những nụ hôn như cái thuở ban đầu,
Và hãy cười lên này,
Người yêu của...
Anh yêu!
Khổ cuối khép lại như một lời hẹn ước của tình yêu thắm nồng và chung thủy. Dù đang cận kề với cái chết, người lính vẫn tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng và hạnh phúc. Chính niềm tin, lòng lạc quan yêu đời, sự xác định rõ mục dích chiến đấu của mình là vũ khí mạnh nhất giúp người lính luôn chiến thắng kẻ thù.
Trong cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược của chúng ta, không ít lứa đôi đã tạm biệt nhau, cầm súng lên đường và có người đã không trở về, nhưng niềm tin về hạnh phúc, về tình yêu thì mỗi con người đã giữ trong mình trọn vẹn.
Nhìn lại toàn bộ bài thơ, ta thấy tác giả đã dùng lối tự sự với tứ thơ nhất quán, mượn cớ viết thư cho người yêu để chuyển tải nhửng cảm xúc của mình làm cho tư tưởng chủ đề của bài thơ hiện lên rất rõ.
Cách nhìn của người lính trong BỨC THƯ TÌNH CỦA LÍNH không chỉ đơn giản là cách nhìn của một cá nhân mà nó còn đại diện cho tinh hoa và khí phách , phẩm chất và ý chí của toàn dân tộc ta. Bài thơ đã phản ánh được tâm hồn cao đẹp của người chiến sĩ trong hoàn cảnh chiến trường khốc liệt. Đó là những con người có lòng yêu nước bao la, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc đồng thời trong lồng ngực họ luôn chứa đựng một trái tim thiết tha yêu hòa bình, lòng nhân ái, vị tha…
Theo tôi, bài BỨC THƯ TÌNH CỦA LÍNH của Phan Hòa là một bài thơ vừa mang đậm tính sử thi vừa tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Nó như một khúc ca bi thương nhưng tráng lệ mà nhân vật trong đó chính là những con người hết sức bình dị hiền lành nhưng cũng vô cùng kiên cường, dũng mãnh. Bài thơ vừa mang tính hiện thực vừa mang tính lãng mạn rất cao. Đây thực sự là một bài thơ có giá trị cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Nó bao hàm tính cách mạng và tính nhân văn sâu sắc.
Phan Hòa ơi! Tôi yêu tâm hồn những người lính như bạn, tôi yêu những bài thơ bi hùng của bạn. Cám ơn bạn đã đem đến cho đời những đóa hoa thơ bình dị mà luôn tỏa ngát hương.
Tôi xin gửi tặng những bông hoa đẹp này đến các chiến sỹ vô cùng thương mến của chúng ta!
26-1-2011
phamtrungkien
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét